Chỉ số ALT là gì? Khi nào cần thực hiện xét nghiệm ALT?

Mai

Chỉ số ALT là gì? Chỉ số ALT có thể tăng cao hoặc xuống thấp do những nguyên nhân và loại bệnh khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm các thông tin về chỉ số ALT. Bạn đọc hãy cùng theo dõi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Tìm hiểu chỉ số ALT là gì?

Chỉ số ALT hay còn gọi là SGPT, loại enzyme đặc trưng được tìm thấy trong các tế bào gan. Bên cạnh đó những enzyme còn xuất hiện trong thận, tim và cơ xương tuy nhiên gan là cơ quan tập trung ALT nhiều nhất.

Đã có kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lượng lớn nồng độ ALT được phóng thích vào máu khi các tế bào gan có dấu hiệu tổn thương. Do đó việc phân tích Alt nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe và tình trạng tổn thương gan. Khi nồng độ ALT trong máu càng cao thì có nghĩa rằng việc tổn thương gan càng nghiêm trọng hơn.

Xét nghiệm ALT có thể được chỉ định riêng lẻ hoặc kết hợp với các xét nghiệm khác để có thể đánh giá chính xác được chức năng và tình trạng tổn thương gan. Thông thường xét nghiệm này sẽ được chỉ định kết hợp với AST để đánh giá chức năng và tổn thương gan.

Xét nghiệm ALT được dùng để so sánh với những kết quả xét nghiệm khác như phosphatase, protein, tỷ lệ albumin – globulin… căn cứ vào đó các bác sĩ sẽ xác định được mức độ và nhóm nguyên nhân gây ra tổn thương gan.

Để chẩn đoán đánh giá các tổn thương ở gan cùng với các bệnh lý, xét nghiệm này sẽ được dùng để theo dõi hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh lý về gan và từ đó có hướng thay đổi phù hợp hơn.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm ALT?

Khi người bệnh có những biểu hiện về suy giảm chức năng gan cần thực hiện xét nghiệm ALT, cụ thể các biểu hiện như:

  • Ăn không ngon miệng.
  • Xuất hiện các triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Vàng da hoặc vàng mắt.
  • Nước tiểu đổi màu sẫm.
  • Bề mặt da nổi mẩn, ngứa ngáy.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
  • Phân có màu sáng.
  • Đau hoặc đầy bụng.

Ngoài ra một số các đối tượng sẽ bị chỉ định thực hiện xét nghiệm ALT như:

  • Người đã tiếp xúc với virus viêm gan.
  • Thường  xuyên  sử dụng rượu bia trong thời gian dài.
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh gan.
  • Trọng lượng cơ thể quá mức, béo phì.
  • Người sử dụng thuốc và có tác dụng phụ gây ra tổn thương gan.
  • Có tiền sử mắc bệnh lý tiểu đường hoặc hội chứng chuyển hóa khác.
  • Người cần theo dõi tình hình diễn biến của các bệnh lý về gan như viêm  gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.
  • Xác định chính xác thời điểm áp dụng các phương pháp để điều trị bệnh lý về gan.
  • Trường hợp cần đánh giá hiệu quả điều trị trong liệu trình đang được áp dụng.

Khi gan bị tổn thương nồng độ ALT trong máu sẽ tăng lên nhưng nếu xét nghiệm ALT đơn lẻ chưa thể đưa ra kết quả chính xác và nguyên nhân gây ra bệnh gan. Nên để chẩn đoán chính xác tình trạng tổn thương gan người bệnh được chỉ định thêm các phương pháp kiểm tra chuyên biệt khác.

Chỉ số ALT trong máu có ý nghĩa gì?

Nếu kết quả của xét nghiệm nằm trong giới hạn cho phép từ 20 – 40Ul/L có nghĩa là chức năng gan bình thường và không có bất cứ dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng nào. Trong trường hợp chỉ số ALT tăng là dấu hiệu cảnh báo chức năng gan của người bệnh đang bị ảnh hưởng, tổn thương cần có biện pháp điều trị sớm để bệnh không diễn biến quá nghiêm trọng.

Xem thêm:

chi-so-alt
Chỉ số ALT là một chỉ số men gan đặc hiệu giúp phản ánh rõ nét hơn về tình trạng sức khỏe của gan

Ý nghĩa chỉ số ALT tăng cụ thể như:

Chỉ số ALT tăng nhẹ đến trung bình

Người mắc bệnh viêm gan cấp nhẹ, viêm gan mạn tính, xơ gan…. nồng độ ALT trong máu tăng nhẹ đến trung bình nếu xét nghiệm ALT gấp dưới 4 lần so với mức bình thường đây là tổn thương gan mức độ nhẹ. Nhưng người bệnh cũng không  nên chủ quan mà cần theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Có những nguyên nhân khác khiến cho chỉ số ALT tăng nhẹ do gan nhiễm mỡ, tắc nghẽn ống mật, lạm dụng rượu bia, tổn thương tim, có khối u trong gan… sẽ làm cho nồng độ ALT tăng nhẹ.

Chỉ số ALT cao

Khi nồng độ ALT trong máu cao gấp 100 lần so với chỉ số bình thường sẽ được coi là chỉ số ALT tăng cao hoặc rất cao. Dấu hiệu này chính là cảnh báo bệnh lý về gan nghiêm trọng như tổn thương gan do thuốc, hóa chất, hoại tử tế bào gan, viêm gan virus cấp..

Trường hợp khi chỉ số ALT tăng cao lên đến 5000Ul/L người bệnh có thể đã mắc tình trạng suy gan cấp hoặc sốc gan.

Người bệnh viêm gan cấp tính sẽ luôn duy trì ALT ở mức tăng cao trong suốt thời gian từ 1 – 2 tháng, chỉ số sẽ giảm dần sau thời gian điều trị từ 3 – 6 tháng.

Việc xác định chỉ số ALT trong máu sẽ giúp bệnh nhân chẩn đoán chính xác hơn tình  trạng sức khỏe của gan. Nếu được thực hiện thường xuyên  xét nghiệm sẽ phản ánh chính xác những tổn thương đang diễn ra ở cơ quan này và giúp bác sĩ dễ dàng kiểm soát và điều trị tình trạng của gan.

Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm ALT?

Có một số các yếu tố sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ALT như các chất có trong thực phẩm, thuốc… Nên trước khi thực hiện xét nghiệm ALT người bệnh cần chú ý:

  • Nên xét nghiệm vào buổi sáng và nhịn ăn trước xét nghiệm trước 4 – 6 giờ.
  • Liệt kê cho bác sĩ biết các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc được kê đơn, không được kê đơn và thực phẩm chức năng để được tư vấn chính xác.
  • Cần giữ vững tâm lý thoải máu, hạn chế lo âu, căng thẳng.

Xét nghiệm ALT thường được sử dụng với các xét nghiệm chức năng khác như:

  • Xét nghiệm ALT sẽ thường được thực hiện cùng các xét nghiệm chức năng gan khác như:
  • Xét nghiệm định lượng protein toàn phần
  • Xét nghiệm Albumin
  • Xét nghiệm Photphatase kiềm
  • Xét nghiệm Bilirubin
  • Xét nghiệm axit lactic dehydrogenase (LDH)

Bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu về chỉ số ALT là gì? Các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ALT trong máu, hy vọng từ đó bạn đọc có thêm nhiều kiến thức về sức khỏe. Hãy thường xuyên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan về sức khỏe. Chúc bạn thành công!

Next Post

Tìm hiểu về chỉ số AFP, Khi nào cần thực hiện xét nghiệm nồng độ AFP?

Chỉ số AFP là gì? Khi nồng độ AFP trong gan tăng cao sẽ cho thấy nhiều nguy cơ về sức khỏe  đáng báo động. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các thông tin về chỉ số AFP, bạn đọc cùng theo dõi để có thêm nhiều thông tin […]