DDCI được xem là thước đo đánh giá năng lực quản lý và điều hành của cơ quan nhà nước. Vậy chỉ số DDCI là gì? Hãy tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Chỉ số DDCI là gì?
DDCI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Department and District Competitiveness Index, là bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương được dùng để đánh giá các khía cạnh khác nhau về năng lực điều hành kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của các sở, ngành, địa phương.
Đây là bộ chỉ số kép đánh giá hai khối cơ quan trong tỉnh và là một trong các hướng đi mới của bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI. Bộ chỉ số DDCI gồm 08 chỉ số thành phần sau:
- Tính minh bạch và tiếp cận thông tin;
- Tính năng động của sở ban ngành và địa phương;
- Chi phí không chính thức;
- Chi phí thời gian;
- Cạnh tranh bình đẳng;
- Thiết chế pháp lý;
- Hỗ trợ Doanh nghiệp;
- Vai trò người đứng đầu.
Mục tiêu và nguyên tắc đánh giá chỉ số DDCI là gì?
Xem thêm: Chỉ số GOT là gì? Chỉ số GOT bao nhiêu là nguy hiểm?
Mục tiêu của việc khảo sát chỉ số DDCI là gì?
Khảo sát DDCI trên cơ sở thăm dò mức độ hài lòng của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã đang đầu tư, nhà đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Điều này đã tạo kênh thông tin tin cậy, rộng rãi và minh bạch để nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành.
Trên cơ sở đó có thể đánh giá năng lực công tác điều hành của chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành trong năm để nghiên cứu giải pháp để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh những năm tiếp theo. Đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm chấn chỉnh và khắc phục những hạn chế, tồn tại của những lĩnh vực được khảo sát.
Bên cạnh đó, chỉ số DDCI còn tạo sự cạnh tranh, thi đua về chất lượng điều hành kinh tế giữa chính quyền các huyện, thành phố và các sở, ban, ngành. Từ đó tạo động lực cải cách một cách đồng bộ trong việc nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư, cũng như tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực.
Phạm vi và nội dung khảo sát lấy ý kiến
– Về phạm vi: Các doanh nghiệp đang hoạt động, sản xuất kinh doanh, triển khai đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh đó.
– Về nội dung khảo sát:
- Xây dựng tiêu chí lựa chọn chỉ số thành phần của DDCI tương tự như Bộ chỉ số PCI, nhưng tập trung khảo sát đánh giá các chỉ số thành phần mà tác động trực tiếp đến các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Đối với các chỉ số ở thứ hạng chưa cao, cần cải thiện quyết liệt và các chỉ số này có thể quy điểm tương đồng để đánh giá giữa các cơ quan.
- Nắm bắt những thông tin, kiến nghị của nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh và triển khai đầu tư dự án.
- Đánh giá về năng lực điều hành của chính quyền các địa phương, lãnh đạo các sở, ban ngành trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ liên quan đến môi trường đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng sự hài lòng của doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Đưa ra đề xuất, kiến nghị các giải pháp về cơ chế chính sách của tỉnh, quy trình giải quyết thủ tục hành chính và tinh thần. Cũng như thái độ của các cấp chính quyền thuộc tỉnh trong giải quyết thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Mục tiêu và nguyên tắc đánh giá chỉ số DDCI là gì?
Xem thêm: Chỉ số MCV là gì và ý nghĩa của chỉ số này như thế nào?
Nguyên tắc xây dựng và cách thức triển khai đánh giá DDCI
– Bộ chỉ số DDCI được xây dựng và triển khai đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Chỉ số DDCI cần phản ánh được cảm nhận của các đối tượng điều tra về kết quả xử lý các thủ tục hành chính nói riêng, cũng như năng lực và thái độ phục vụ của các sở, ban, ngành và địa phương nói chung.
- Chỉ số này được xây dựng dựa trên các nội dung liên quan trực tiếp tới năng lực điều hành và phản ánh được các chức năng, nhiệm vụ thực tế mà các sở, ban, ngành và địa phương đang chịu trách nhiệm đảm nhận.
– Việc triển khai đánh giá DDCI phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính trung thực, khách quan, công khai, công bằng; đồng thời phản ánh kịp thời, đúng tình hình thực tế kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của các sở, ban, ngành và địa phương.
- Đảm bảo lượng hóa các chỉ tiêu, chỉ số; tính đa chiều trong đánh giá; tính thường xuyên liên tục của việc khảo sát, đánh giá.
- Được tổ chức định kỳ hàng năm. Kết quả của việc triển khai đánh giá DDCI được công bố, công khai và làm cơ sở để đánh giá công tác thi đua, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của các sở ban ngành và địa phương.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn nắm được chỉ số DDCI là gì và mục tiêu, nguyên tắc của việc đánh giá chỉ số này.