5 chỉ số viêm gan B bạn cần biết để có cái nhìn khách quan về bệnh

Nga

Viêm gan B là một trong những căn bệnh đáng lo ngại của nhiều người. Căn bệnh này có thể lây nhiễm từ người này qua người khác. Vì thế, bạn cần biết rõ 5 chỉ số viêm gan B bạn cần biết để có cái nhìn khách quan về bệnh.

Xét nghiệm viêm gan B định tính HBsAg

Xét nghiệm viêm gan B dương tính HBsAg là xét nghiệm dựa trên kháng nguyên bề mặt của virus HBsAg.

  • Nếu HBsAg âm tính: Bệnh nhân không bị mắc viêm gan B. Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị phơi nhiễm viêm gan B hoặc có nguy cơ bị phơi nhiễm cao thì cần làm thêm xét nghiệm Anti-HBc để biết chính xác;
  • Nếu HBsAg dương tính: Bệnh nhân đang bị nhiễm virus viêm gan B. Virus này sẽ tăng nhanh chóng trong khoảng 10 tuần nhiễm bệnh.

Sau khi xét nghiệm định tính HBsAg thì cần làm đầy đủ theo thứ tự lần lượt: Định lượng HBsAg, Anti-HBs (HBsAb), HBeAg, Anti-HBe (HBeAb), Anti-HBc và Anti-HBc IgM.

5 chỉ số viêm gan B xét nghiệm định lượng viêm gan B – HBsAg

Cac-xet-nghiem-cho-chi-so-dung
Các xét nghiệm cho chỉ số đúng

Xem ngay: chỉ số Bishop là gì để biết thêm về chỉ số

Đây là xét nghiệm nhằm xác định nồng độ kháng nguyên HBsAg nhiều hay ít. Nắm bắt được định lượng này sẽ giúp bác sĩ theo dõi quá trình điều trị hiệu quả.

Xét nghiệm Anti-HBs

Anti-HBs là kháng thể kháng HBsAg.

Nếu kết quả Anti-HBs dương tính: Nghĩa là người bệnh đã có miễn dịch với viêm gan B. Trường hợp này không cần tiêm vaccine. Nồng độ Anti-HBs > 10 mUI/ml được xem là có tác dụng bảo vệ;

Nếu Anti-HBs âm tính: Nghĩa là bệnh nhân chưa có miễn dịch với viêm gan B. Trường hợp này cần tiêm vaccine. Bệnh nhân sau khi tiêm vaccine hoặc sau khi khỏi bệnh nếu có kháng thể Anti-HBs nghĩa là đã có miễn dịch với virus viêm gan B.

Xét nghiệm Anti-HBc IgM

Anti-HBc IgM là kháng thể kháng lõi virus viêm gan B typ IgM. Anti-HBc IgM xuất hiện trong giai đoạn viêm gan B cấp hay đợt cấp của viêm gan B mạn tính. Xét nghiệm Anti-HBc và Anti-HBcIgM nhằm xác định bệnh nhân viêm gan cấp hay mạn tính.

Để kết quả xét nghiệm viêm gan B chính xác, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Nhịn ăn từ 4 – 6 tiếng trước khi làm xét nghiệm. Vì thức ăn có thể ảnh hưởng đến một số phản ứng sinh hóa, dẫn đến sai lệch trong kết quả;
  • Không uống thuốc trước khi làm xét nghiệm, đặc biệt là các thuốc kháng sinh, thuốc điều trị tâm lý…;
  • Không uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích gần thời gian làm xét nghiệm;
  • Nên thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng. Lúc này cơ thể đã có thời gian cả đêm thanh lọc các chất dư thừa và độc hại. Ngoài ra, thời gian ngủ qua đêm không ăn gì cũng đáp ứng yêu cầu nhịn ăn trước khi xét nghiệm;
  • Thực hiện xét nghiệm viêm gan B, kiểm tra sức khỏe định kỳ, tuân thủ hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ.

Xét nghiệm HBeAg

HBeAg là một đoạn kháng nguyên vỏ capsid của virus viêm gan B.

Nếu bệnh nhân dương tính với HBeAg thì chứng tỏ virus đang nhân lên và có khả năng lây lan.

Nếu bệnh nhân âm tính với HBeAg thì có thể virus không hoạt động hoặc virus đột biến. Để xác định chính xác hơn bệnh nhân cần xét nghiệm HBV – DNA và HBV genotyping.

Xét nghiệm Anti-HBc

Anti-HBc là kháng thể kháng lõi virus viêm gan B. Anti-HBc có thể tồn tại suốt đời. Xét nghiệm này cho biết bệnh nhân đã bị phơi nhiễm virus viêm gan B hay chưa.

Xét nghiệm Anti-HBe

Chi-so-viem-gan-b
Chỉ sổ viêm gan B

Click ngay: chỉ số MPV là gì để biết thêm về chỉ số

Anti-HBe là kháng thể kháng HBeAg. Nếu kết quả xét nghiệm Anti-HBe dương tính nghĩa là bệnh nhân đã có miễn dịch một phần. Nếu kết quả xét nghiệm Anti-HBe âm tính nghĩa là bệnh nhân chưa có miễn dịch với virus viêm gan B.

Cặp xét nghiệm HBeAg và Anti-HBe nên làm đầy đủ để phân tích 4 khả năng như sau:

  • Trường hợp HBeAg (+) và Anti-HBe (-): Virus đang hoạt động mạnh, nhân bản, viêm gan tiến triển, dễ lây lan;
  • Trường hợp HBeAg (-) và Anti-HBe (+): Virus ngừng nhân bản, cơ thể có miễn dịch một phần, khả năng lây lan giảm đáng kể. Cũng có thể là thể đột biến hoang dại;
  • Trường hợp HBeAg (+) và Anti-HBe (+): KN và KT cân bằng hoặc do phức hợp miễn dịch. Bệnh nhân cần được theo dõi thêm;
  • Trường hợp HBeAg (-) và Anti-HBe (-): Biến thể Pre-Core hoặc giai đoạn cửa sổ của quá trình chuyển đảo huyết thanh.

Trên đây là 5 chỉ số viêm gan B bạn cần biết để có cái nhìn khách quan về bệnh. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn nhiều thông tin.

Next Post

Chỉ số BMI là gì và những yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể

Để đánh giá trọng lượng cơ thể, chúng ta thường nhắc đến chỉ số BMI. Cùng tìm hiểu chỉ số BMI là gì và những yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể qua bài viết dưới đây. Chỉ số BMI là gì? Chỉ số BMI (Body Mass Index) […]

You May Like