Chỉ số OBV là gì? Cách theo dõi chỉ số OBV

hanhthuy

Chỉ số OBV là một trong những công cụ cực kì hữu ích không thể thiếu trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, song nhiều người vẫn chưa hiểu hết về khái niệm của nó. Vậy thực chất chỉ số OBV là gì? Cách theo dõi chỉ số OBV thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này kỹ hơn trong bài viết dưới đây!

Chỉ số OBV là gì?

Chỉ số OBV thường được dùng trong việc phân tích kỹ thuật, giúp các nhà đầu tư theo dõi xu hướng giá thị trường để giao dịch diễn ra hiệu quả.

Chỉ số OBV là viết tắt của cụm từ On-Balance Volume trong tiếng Anh, có nghĩa là chỉ số khối lượng cân bằng, nó được phát triển vào những năm 1960 bởi Joseph Granville. Ông đã giới thiệu về chỉ số OBV lần đầu trong cuốn sách Granville’s New Key to Stock Market Profits. Ông tin rằng khối lượng cổ phiếu được giao dịch chính là chỉ số quan trọng phản ánh tình hình thị trường.

Chỉ số OBV sử dụng để đo lường sự tăng, giảm (những sự biến động) của khối lượng giao dịch để dự đoán những thay đổi trong gia cổ phiếu. Granville cho rằng, khi giá tăng và khối lượng giao dịch tăng, chỉ số OBV cũng tăng, sẽ cho thấy sự thay đổi tích cực của xu hướng tăng giá. Ngược lại, khi giá giảm và khối lượng giao dịch giảm, OBV giảm, cho thấy sự tích lũy tiêu cực của xu hướng giảm giá.

Đọc thêm: Chỉ số lum trong máu là gì?

Ý nghĩa của chỉ số OBV

Chỉ số OBV có ý nghĩa quan trọng trong chứng khoán, nó đươc dùng để cung cấp thông tin, xác định hướng và sức mạnh thị trường dựa theo khối lượng giao dịch.

  • Xác định xu hướng: Chỉ số OBV giúp cho nhà đầu tư nhận biết được xu hướng thị trường, xem xét những sự biến động kết hợp của giá cả với khối lượng giao dịch. Tại các phiên giao dịch tăng giá (Bullish), thường các khối lượng giao dịch sẽ cao hơn so với những phiên giao dịch giảm giá (Bearish), trừ trường hợp giá giảm là do các nhà đầu tư bán ra cổ phiếu. Khi tình huống này xảy ra, chỉ số OBV sẽ tăng lên và ngược lại.
  • Đo lường sức mạnh xu hướng: Chỉ số OBV cho thấy sự tích lũy của khối lượng giao dịch trên biểu đồ giá. Khi chỉ số OBV tăng, nó đại diện cho lực mua mạnh hơn lực bán và khối lượng giao dịch tăng đột ngột, sẽ dự báo xu hướng tăng giá trong tương lai gần.
  • Xác định điểm đảo chiều: Khi chỉ số OBV giảm, cho thấy lực bán đang áp đảo và khối lượng giao dịch giảm, điều này có thể khiến giá cổ phiếu sụp đổ mức hỗ trợ ngắn hạn và thiết lập mức đáy mới.
  • Xác nhận xu hướng giá: Chỉ số OBV dùng khối lượng giao dịch nhằm xác nhận xu hướng giá cổ phiếu. Khi cả giá cổ phiếu và chỉ số OBV cùng tăng, thể hiện tín hiệu tích cực cho việc xu hướng tăng giá có thể tiếp tục.

Xem thêm: Chỉ số mono trong máu là gì?

Công thức tính OBV

Công thức tính chỉ số OBV phụ thuộc vào cả khối lượng giao dịch và giá đóng của từ phiên giao dịch hôm trước.

Dưới đây là 3 quy tắc tính OBV mà nhà đầu tư cần lưu ý:

– Trường hợp 1: Nếu giá đóng cửa hiện tại > giá đóng cửa phiên trước đó, thì:

  • OBV hiện tại = OBV trước đó + khối lượng hiện tại

– Trường hợp 2: Nếu giá đóng cửa phiên hiện tại < giá đóng cửa phiên trước đó, thì:

  • OBV hiện tại = OBV trước đó – khối lượng hiện tại

– Trường hợp 3: Nếu giá đóng cửa phiên hiện tại = giá đóng cửa phiên trước đó, thì:

  • OBV hiện tại = OBV trước đó

Ví dụ: Tham khảo cách tính OBV theo bảng sau:

NgàyGiá đóng cửa (đồng)Khối lượng giao dịch (cổ phiếu)Chỉ số OBV
Ngày 110000
Ngày 210512.50 + 12.500 = 12.500
Ngày 31061112.500 + 11.000 = 23.500
Ngày 41031423.500 – 14.000 = 9.500
Ngày 5103129.5

Có thể thấy từ ví dụ:

– Ngày thứ 2 và ngày thứ 3 là những ngày tăng giá nên chỉ số OBV áp dụng theo trường hợp 1.

– Ngày thứ 4 là ngày giảm giá nên chỉ số OBV áp dụng theo trường hợp 3.

– Ngày thứ 5 giá giữ nguyên nên áp dụng theo trường hợp 2.

Cách theo dõi chỉ số OBV thế nào?

Xác định xu hướng giá bằng chỉ số OBV

Khi khối lượng giao dịch những phiên tăng giá cao hơn các phiên giảm, giá trị OBV sẽ tăng lên và ngược lại.

Khi chỉ số OBV tăng, đường OBV đi lên, thể hiện lực mua đang cao hơn lực bán và giá cổ phiểu có khả năng được đẩy lên cao. Khi chỉ số OBV giảm thể hiện lực bán chiếm ưu thế, đang cao hơn lực mua và giá cổ phiếu có thể sẽ tiếp tục giảm thấp

Nguyên lý hoạt động của chỉ số OBV như một dấu hiệu cảnh báo xác nhận xu hướng giá.

Xác định phân kỳ bằng chỉ số OBV

Các nhà đầu tư thường dùng chỉ số OBV theo dõi sự phân kỳ. Sự phân kỳ xảy ra khi đường OBV và đường giá tách đi theo các hướng khác nhau.

Phân kỳ khi chỉ số OBV tăng, lực mua chiếm ưu thế song giá lại giảm, điều này thể hiện đà giảm của xu hướng, dự đoán giá sẽ đảo chiều tăng lại.

Phân kỳ khi chỉ số OBV giảm hoặc bằng mức trước đó, thể hiện đà tăng yếu, dự đoán khả nang giá sẽ đảo chiều giảm.

Trên đây là những chia sẻ về Chỉ số OBV cùng những thông tin liên quan khác mà chúng tôi tổng hợp. Mong rằng bài viết hữu ích với các bạn, giúp các bạn nhận ra những tín hiệu quan trọng, từ đó đưa ra chiến lược đầu tư thông mình và hiệu quả.

Next Post

Chỉ số ORP là gì? Ý nghĩa của chỉ số ORP trong nước

Chỉ số ORP là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nước. Vậy thực chất chỉ số ORP là gì? Ý nghĩa của chỉ số ORP trong nước như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây […]
Chỉ số ORP là gì? Ý nghĩa của chỉ số ORP trong nước