Tìm hiểu về chỉ số AFP, Khi nào cần thực hiện xét nghiệm nồng độ AFP?

Mai

Chỉ số AFP là gì? Khi nồng độ AFP trong gan tăng cao sẽ cho thấy nhiều nguy cơ về sức khỏe  đáng báo động. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các thông tin về chỉ số AFP, bạn đọc cùng theo dõi để có thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe.

Các thông tin về chỉ số AFP

AFP là protein  đặc hiệu và được sử dụng giống như đánh  dấu khối u, chủ yếu là ung thư gan, tinh hoàn và buồng trứng. Xét nghiệm này sẽ được thực hiện trên mẫu máu tĩnh mạch của người bệnh, AFP được phân tách trong huyết thanh.

Với những người trưởng thành mức bình thường của nồng độ AFP là 0 – 8ng/ ml.

Với những người mắc bệnh ung thư, các tổn thương gan đang phục hồi khác nồng độ AFP trong máu sẽ tăng nhanh.

Với trường hợp kết quả xét nghiệm vượt ngưỡng bình thường các bạn sẽ cần thực hiện thêm các xét nghiệm để có thể tìm ra nguyên nhân. Cụ thể như:

  • Nồng độ AFP trong máu ở mức cao từ 500 – 1000ng/ ml trở lên thì đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư.
  • Nồng độ AFP trong máu trên 200ng/ ml và bạn có tiền sử mắc bệnh gan thì khả năng bệnh đã có diễn biến nghiêm trọng hơn.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm nồng độ AFP?

Các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm định lượng nồng độ AFP trong trường hợp:

  • Người mắc bệnh ung thư gan hoặc một số bệnh ung thư tại cơ quan tình hoàn hoặc buồng trứng.
  • Phát hiện có khối u ở vùng bụng khi thăm khám hoặc thực hiện xét nghiệm hình ảnh.
  • Người bệnh đã được chẩn đoán và điều trị các bệnh lý như ung thư gan, tinh hoàn, buồng trứng  và đang trong quá trình được theo dõi.
  • Theo dõi tình trạng tái phát ung thư.
  • Bệnh nhân viêm gan mạn tính hoặc xơ gan cần được theo dõi tình trạng bệnh.

Xét nghiệm AFP có ý nghĩa như thế nào?

Xét nghiệm AFP đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát và chẩn đoán sớm ung thư gandị tật thai nhi. Đây cũng chính là cách để bạn nhanh chóng phát hiện có các vấn đề sức khỏe nói trên, phát hiện sớm bệnh để từ đó bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả kịp thời.

Xét nghiệm AFP để xác định dị tật thai nhi

Với kết quả xét nghiệm là âm tính hoặc bình thường trong quá trình mang thai có nghĩa là thai nhi đang phát triển khỏe mạnh.

Trường hợp xét nghiệm dương tính với nồng độ AFP cao trên hơn 2,5 lần trên mức bình thường thì có thể đứa bé nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống còn khi nồng độ AFP giảm sẽ nghi ngờ thai nhi bị hội chứng Down hoặc mắc hội chứng Edwards.

Khi thấy kết quả xét nghiệm bất thường cũng không cần quá lo lắng bởi nồng độ AFP tăng trong suốt thời gian thai kỳ do thai nhi sẽ tạo ra nhiều AFP trên mức bình thường hoặc bạn có thể sinh đôi ( hai em bé sẽ tạo ra nhiều AFP hơn là một em bé). Ngay cả các vấn đề về bệnh đái tháo đường cũng sẽ gây ảnh hưởng kết quả xét nghiệm.

Nhận thấy nồng độ AFP của bạn quá cao hoặc quá thấp bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện thêm các xét nghiệm để từ đó xác định nguyên nhân gây ra bất thường. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn siêu âm để biết rằng thời gian mang thai và số lượng em bé bao nhiêu đồng thời xem xét khả năng mắc các dị tật bẩm sinh. Ngoài ra bác sĩ có thể xét nghiệm khác như chọc ối bằng cách sử dụng kim dài để luồn vào túi ối và lấy ối đi để xét nghiệm.

Phụ nữ sinh non sẽ được theo dõi chặt chẽ trong trường hợp phát hiện thấy em bé sinh non mắc các dị tật bẩm sinh hoặc những vấn đề nguy hiểm  khác bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho gia đình.

Đối với xét nghiệm AFP để chẩn đoán ung thư gan

Nồng độ AFP sẽ tăng cao trong máu của bạn, trong khi mức bình thường người trưởng thành khỏe mạnh có nồng độ từ 0 – 8ng/mL.

Nguyên nhân làm tăng nồng độ AFP bao gồm các loại bẹnh như ung thư, bệnh về gan như xơ gan, viêm gan hoặc vết tổn thương gan đang lành nên bạn sẽ cần tiến hành các xét nghiệm để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Có tiền sử mắc bệnh gan và nồng độ AFP trên 200ng/ ml có thể bạn đã mắc ung thư gan.

Những người có AFP tăng dưới 200ng/ ml bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm AFP – L3% để chẩn đoán chính xác tình trạng gan mãn tính hoặc xơ gan. Nếu kết quả AFP – L3% từ 10% trở lên bạn sẽ mắc nguy cơ ung thư gan cao hơn và bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu của bệnh ung thư gan.

Xem thêm:

chi-so-afp1

Nồng độ AFP trong gan tăng cao cần làm gì?

Nồng độ AFP tăng cao sẽ là dấu hiệu cảnh báo sớm tình trạng ung thư  tế bào gan nguyên phát nhưng để có kết quả chẩn đoán chính xác bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác nhau. Một số các xét nghiệm thường được dùng để chẩn đoán ung thư gan khi nồng độ AFP trong gan của bạn tăng cao như:

Xét nghiệm miễn dịch

Xét nghiệm AFP cũng là một dạng xét nghiệm miễn dịch, ngoài ra còn có xét nghiệm PIVKA II AFP-L3 có độ nhạy tương đối cao có thể khẳng định nguyên nhân.

Xét nghiệm huyết học và sinh hóa

Bệnh nhân ung thư gan sẽ có nhiều biểu hiện bất thường từ các chỉ số huyết học và sinh hóa như:

  • Transaminase tăng vừa.
  • Men arginase trong gan giảm, Albumin và Protein giảm, rối loạn đông máu.
  • Tăng bilirubin máu.
  • Giảm huyết sắc tố và hồng cầu, giảm tiểu cầu.
  • Glucose trong máu thấp.

Chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán hình ảnh khi có nghi ngờ mắc tình trạng ung thư gan sẽ có độ nhạy và độ chính xác khá cao tuy nhiên kích thước khối u và loại xét nghiệm sẽ cho ra hình ảnh khác nhau. Cụ thể bao gồm:

Siêu âm: Đối với các khối u gan có kích thước trên 1cm cùng các bệnh lý gan đi kèm sẽ dễ dàng phát hiện khi siêu âm. Tuy nhiên cần xác định bản chất khối u để có phương pháp điều trị chính xác, hiệu quả hơn.

Chụp CT: Chụp cắt lớp vi tính sẽ phát hiện khối u trên 1 cm và có độ nhạy cao, kết quả chẩn đoán chính xác.

Chụp động mạch gan chọn lọc: Trường hợp nếu có khối u ung thư gan sẽ làm thay đổi hình ảnh các động mạch trong gan.

Chụp MRI gan: Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này sẽ cho độ chính xác cao và còn phát hiện được đặc điểm, vị trí khối u cũng như các tổn thương xâm lấn tĩnh mạch do khối u gây ra.

Sinh thiết gan: Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách bác sĩ sẽ lấy lượng nhỏ mô bệnh học của khối u gan và phân tích, nếu chứa tế bào ác tính, bệnh nhân đã mắc bệnh ung thư gan.

Bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu về chỉ số AFP là gì? Xét nghiệm AFP có ý nghĩa như thế nào?, hy vọng từ đó bạn đọc có thêm nhiều kiến thức về sức khỏe. Hãy thường xuyên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan về sức khỏe.

Next Post

Chỉ số CPI là gì? ý nghĩa của chỉ số CPI như thế nào?

Chỉ số CPI là gì? Chỉ số giá tiêu dùng có ý nghĩa như thế nào và cách tính ra sao? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các thông tin về chỉ số này, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé. Chỉ số CPI là gì? CPI là tên […]
cpi-la-gi