Chỉ số CPI là gì? ý nghĩa của chỉ số CPI như thế nào?

Mai

Chỉ số CPI là gì? Chỉ số giá tiêu dùng có ý nghĩa như thế nào và cách tính ra sao? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các thông tin về chỉ số này, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.

Chỉ số CPI là gì?

CPI là tên viết tắt của Consmer Price Index được gọi là Chỉ số giá tiêu dùng và là một chỉ số tính theo phần trăm nhằm phản ánh mức độ thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian.

Nói theo cách khác thì chỉ số giá tiêu dùng sẽ được hiểu cơ bản là chỉ số phản ánh về mức thay đổi tương đối về giá của hàng tiêu dùng theo thời gian và được tính bằng phần trăm. Chỉ số CPI là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất được sử dụng nhằm mục đích đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá thường gọi là lạm phát.

Ví dụ mức giá của các lgior hàng và dịch vụ bao gồm: gạo, thịt, cá, hàng may mặc, vật liệu xây dựng, điện, nước, xăng dầu… Chỉ số CPI được sử dụng sẽ đo lường  mức giá trung bình của các mặt hàng tiêu dùng này mà các chủ thể là đối tượng người tiêu dùng chi trả ở một khoảng thời gian xác định.

Với nền kinh tế vĩ mô chỉ số CPI đo lường chi phí với các lĩnh vực như: Thực phẩm và đồ uống, nhà ở, quần áo, phương tiện vận chuyển, giải trí, dịch vụ y tế, hàng hóa và dịch vụ khác.

Phương pháp và công thức tính chỉ số CPI

Việc các chủ thể thực hiện việc  tính toán chỉ số giá tiêu dùng CPI sẽ được hiện với các bước dưới đây:

Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa

Thông qua việc điều tra, các nhà nghiên cứu sẽ xác định những mặt hàng và dịch vụ tiêu biểu mà người tiêu dùng điển hình sẽ mua.

Bước 2: Xác định giá cả

Ở bước này sẽ thực hiện việc thống kê giá cả của các mặt hàng, dịch vụ trong giỏ hàng hóa cố định ở mỗi thời điểm.

Bước 3: Tính toán chi phí để mua giỏ hàng hóa hoặc dịch vụ

Đối với việc tính toán này sẽ được thực hiện bằng cách lấy giá cả nhân với số lượng mỗi mặt hàng, dịch  vụ và cộng kết quả lại.

Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng CPI

Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng CPI được áp dụng như sau:

CPIt = (Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ t / Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở) x 100

Lưu ý: Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng từ 5 – 7 năm (tùy vào từng nước cụ thể).

Bước 5: Tính chỉ số lạm phát

Công thức để tính chỉ số lạm phát như:

Chỉ số lạm phát trong thời kỳ T = 100% x (CPI thời kỳ T – CPI thời kỳ T-1) / CPI thời kỳ T-1.

Có lưu ý rằng việc tính toán chỉ số giá tiêu dùng CPI vì phương pháp tính toán là cố định hàng hóa cho nên sẽ gặp một số các vấn đề như:

  • Chỉ số CPI sẽ phản ánh cao hơn thực tế: Khi một mặt hàng hoặc dịch vụ được lựa chọn trong giỏ hàng hóa cố định tăng nhanh hơn các mặt hàng khác, những người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng sản phẩm đó hơn và chuyển sang dùng mặt hàng khác với giá hợp lý hơn. Bởi vậy sẽ làm cho chỉ số CPI được đánh giá cao hơn mức giá thực tế.
  • Chỉ số CPI không thể hiện những mặt hàng mới xuất hiện trên thị trường: Chỉ số CPI chỉ thể hiện giỏ hàng hóa cố định nhưng nếu đang có mặt hàng hóa mới xuất hiện thì đơn vị tiền tệ sử dụng đa dạng các loại sản phẩm hơn. Như vậy chỉ số CPI không phản ánh được về sự gia tăng sức mua hàng này của đồng tiền vì như vậy sẽ đánh giá về giá thành cao hơn thực tế.
  • Chỉ số CPI không thể hiện sự thay đổi chất lượng hàng hóa: Trong trường hợp chất lượng hàng hóa tăng, chất lượng tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lượng hàng hóa các dịch vụ đều có xu hướng nâng cao theo đó CPI cũng phóng đại mức giá lên.

Xem thêm:

chi-so-cpi-la-gi

Ý nghĩa của chỉ số CPI trong nền kinh tế

Chỉ số CPI có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, cụ thể như sau:

– Chỉ số CPI là chỉ tiêu phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ dùng trong sinh hoạt của các hộ gia đình. Theo đó mà chỉ số CPI được sử dụng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Chỉ số CPI tăng lên thì mức giá trung bình và ngược lại.

– Chỉ số CPI biến động cũng sẽ gây ra lạm phát, giảm phát và ảnh hưởng đến cả một nền kinh tế. Kinh tế rơi vào tình trạng giá cả tăng không kiểm soát sẽ trở thành siêu lạm phát.

– Chỉ số CPI có vai trò cơ bản và trở thành thước đo của lạm phát. Chính vì vậy mà chỉ số CPI được dùng phổ biến với vai trò quan trọng này.

– Chỉ số CPI cho biết những thông tin trong nền kinh tế về sự thay đổi giá cả đối với chính phủ, bên cạnh đó cũng cung cấp thông tin về những sự thay đổi giá cả cho doanh nghiệp, lao động và các nhà đầu tư nắm rõ.

– Chỉ số CPI góp phần vào sự điều chỉnh các thành phần trong nền kinh tế đất nước. Căn cứ vào việc nghiên cứu về chỉ số giá tiêu dùng, theo đó chính phủ một quốc gia sẽ có các chính sách điều chỉ giá cả để phòng tránh tình trạng lạm phát có thể xảy ra.

– Chỉ số CPI là công cụ có thể điều chỉnh giá trị đồng đô la Mỹ. Đồng Đô la Mỹ cũng chính là đồng tiền được lưu thông ở nhiều nước trên thế giới. Như vậy giá trị của đồng Đô la Mỹ  sẽ quyết định đến  giá trị và sản phẩm của nhiều quốc  gia, đặc biệt với các sản phẩm xuất nhập khẩu.  Chính việc tăng, giảm đồng Đô la Mỹ sẽ được ổn định nhờ chỉ số CPI của các quốc gia khác trên thế giới. Nếu giá đô tăng, sức mua của đồng đô la sẽ giảm gì giá trị sản phẩm đã tăng lên so với lúc cơ sở.

Bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu về chỉ số CPI là gì? ý nghĩa của chỉ số CPI như thế nào?, hy vọng từ đó bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Hãy thường xuyên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin về các lĩnh vực khác

Next Post

Chỉ số BMR là gì? Các cách tính chỉ số BMR chuẩn 

Chỉ số BMR là gì? Cách tính BMR để giảm cân và tăng cân hiệu quả để duy trì vóc dáng cân đối, cân nặng phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về chỉ số BMR ở bài viết dưới đây. BMR là gì? Ý nghĩa của chỉ số […]
chi-so-bmr