Chỉ số WBC là gì? Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm WBC thế nào? Nết đã từng xét nghiệm máu các bạn sẽ thấy đây là một trong những chỉ số quan trọng giúp đo số lượng tế bào bạch cầu. Trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm những thông tin liên quan đến chỉ số WBC, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Chỉ số WBC là gì?
Xét nghiệm máu phản ánh tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Trong xét nghiệm máu có nhiều chỉ số, không thể không nhắc đến đó là chỉ số WBC. Vậy chỉ số WBC là gì? Chỉ số WBC là cụm từ viết tắt của White Blood Cell, có nghĩa là tế bào bạch cầu trong máu.
Bạch cầu có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người, nó giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập và tác động của những tác nhân gây bệnh, tránh nhiễm trùng vết thương. Bạch cầu được sản sinh từ tủy xương, chủ yếu nằm trong máu.
Có tất cả 5 tế bào bạch cầu chính là:
- Tế bào bạch cầu đa nhân ái kiềm.
- Tế bào bạch cầu đa nhân ái toan.
- Tế bào Lympho (tế bào T, tế bào B và tế bào Killer tự nhiên).
- Tế bào bạch cầu đơn nhân.
- Tế bào bạch cầu trung tính.
Đọc thêm: Chỉ số tiểu cầu bình thường là bao nhiêu?
Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm WBC
Chỉ số WBC phản ánh được số lượng tế bào bạch cầu có trong máu. Từ đó nó giúp các y bác sĩ chuẩn đoán tình trạng sức khỏe của người bệnh và giúp nhận biết một số bệnh như dị ứng, nhiễm trùng hay các bệnh viêm ung thư máu như ung thư hạch, bệnh bạch cầu,… Như vậy việc xét nghiệm WBC có ý nghĩa quan trọng, là loại xét nghiệm cơ bản giúp cung cấp những thông số hữu ích cho việc chuẩn đoán tình trạng sức khỏe tổng thể.
Xem thêm: Chỉ số oxy trong máu và các tình trạng liên quan sức khỏe
Hướng dẫn cách đọc chỉ số WBC
Chỉ số xét nghiệm WBC bình thường
Ở người khỏe mạnh, bình thường không mắc bệnh tật, bạch cầu có số lượng khoảng 4 – 10 Giga/L. Tuy nhiên chỉ số này sẽ có sự thay đổi tùy thuộc độ tuổi và cơ địa mỗi người. Bên cạnh đó phạm vi số lượng các tế bào bạch cầu đo được có thể chênh lệch do giữa các phòng thí nghiệm áp dụng các phép đo khác nhau. Chính vì vậy, các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo được kết quả chính xác tuyệt đối.
Chỉ số xét nghiệm WBC giảm
Chỉ số WBC thấp hơn mức bình thường khi nằm dưới mức 4 (Giga/L). Đây cũng là biểu hiện không khả quan được gọi là hiện tượng giảm bạch cầu. Có nhiều nguyên nhân khiến chỉ số WBC giảm, điển hình là do:
- Bệnh nhân bị nhiễm một số loại virus như HIV, virus Dengue,…
- Người mắc bệnh về gan hoặc lá lách.
- Người mắc hội chứng rối loạn tự miễn dịch như lupus ban đỏ, viêm khớp, xơ cứng bì,…
- Người bị thiếu hụt hoặc suy tủy xương do có khối u, vết sẹo bất thường,…
- Bệnh nhân đang trong quá trình xạ trị bằng hóa chất hay các loại thuốc khác đặc trị bệnh này.
- Người nhiễm khuẩn nặng hoặc tổn thương tủy xương khiến hệ miễn dịch suy giảm gần như hoàn toàn.
- Người bệnh nhiễm phải virus gây giảm bạch cầu như bệnh bạch cầu đơn nhân – mono,…
- Đối tượng gặp phải những tổn thương về thể chất sau phẫu thuật hay chấn thương hoặc tâm lý đang bị căng thẳng quá độ.
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, có một số loại thuốc khi bệnh nhân dùng điều trị gây ra những tác dụng phụ khiến chỉ số xét nghiệm WBC trong máu giảm hơn mức bình thường như:
- Thuốc kháng sinh.
- Thuốc chống co giật.
- Thuốc lợi tiểu dạng nước.
- Thuốc dùng hóa trị Clorpromazine Clozapine.
- Thuốc chẹn histamine-2 Sulfonamit Quinidin Terbinafine Ticlopidin.
- Thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp và suy tim Asen Captopril.
Chỉ số xét nghiệm WBC tăng
Chỉ số xét nghiệm WBC đo cao khi vượt ngưỡng 10 Giga/L, chính là hiện tượng tăng bạch cầu. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể do:
- Ảnh hưởng của việc vừa trải qua phẫu thuật cắt lá lách.
- Bệnh nhân hút thuốc lá thường xuyên.
- Người bệnh đang bị nhiễm trùng ở vị trí nào đó trên cơ thể.
- Đối tượng mắc các bệnh lý viêm nhiễm như dị ứng, viêm khớp dạng thấp.
- Người mắc bệnh Hodgkin hoặc bệnh bạch cầu khiến mô bị tổn thương.
- Tác dụng phụ khi dùng một số loại thuốc như thuốc Corticosteroid Epinephrine, albuterol,…
Có thể thấy chỉ số WBC tăng hay giảm hơn tiêu chuẩn đều nguy hiểm. Chính vì vậy, nếu có những biểu hiện về sức khỏe các bạn nên đi thăm khám bác sĩ, cụ thể các triệu chứng như:
- Mệt mỏi thường xuyên, kéo dài.
- Sụt cân trong thời gian ngắn mà không rõ nguyên nhân.
- Thường xuyên chóng mặt, buồn nôn.
- Có dấu hiệu bầm tím trên da.
- Chán ăn, mất cảm giác ngon khi ăn.
Những lưu ý cần biết khi thực hiện lấy máu WBC
Các bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau khi thực hiện các xét nghiệm WBC:
- Không sử dụng thuốc điều trị trước khi làm xét nghiệm. Nếu như lỡ uống thuốc, cần báo lại với y bác sĩ để có biện pháp giải quyết tốt nhất. Bởi có một số loại thuốc có thành phần gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Bạn không nên ăn trong khoảng từ 8 – 12 tiếng trước khi thực hiện lấy mẫu máu. Tốt nhất nên đi khám bệnh vào buổi sáng, đây là thời điểm phù hợp nhất.
- Không dùng chất kích thích, hút thuốc lá, cà phê, rượu bia.
Trên đây là những thông tin chia sẻ giúp giải đáp thắc mắc về chỉ số WBC là gì cùng những thông tin liên quan khác. Mong rằng bài viết hữu ích với các bạn, giúp các bạn hiểu hơn về tình trạng sức khỏe, từ đó có phương án xác định bệnh và điều trị kịp thời.