Chỉ số k+ trong máu là gì? Các triệu chứng tăng giảm k+?

Huệ

Kali là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. K+ trong máu tăng hoặc giảm đều ảnh đến sức khỏe. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu về chỉ số k+ trong bài viết dưới đây nhé.

Chỉ số k+ trong máu là gì?

Kali có vai trò vận chuyển các tín hiệu điện thế cho các tế bào trong cơ thể cũng như đóng vai trò then chốt cho các hoạt động của tế bào thần kinh và cơ, đặc biệt là tế bào cơ tim.

Khi có sự thay đổi nồng độ kali dịch ngoại bào thì ít ảnh hưởng đến nồng độ thẩm thấu. Do đó, các rối loạn nồng độ kali huyết thanh có thể không phản ánh thực sự chính xác tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa tổng lượng kali trong cơ thể. Kali đi từ ngoài vào trong tế bào là một quá trình vận chuyển chủ động nằm ở màng tế bào.

Kali chiếm tỉ lệ lớn trong dịch nội bào, có nhiệm vụ quan trọng là cân bằng lượng axit, giúp điều chỉnh các chất cân bằng điện giải, điều chỉnh chức năng bình thường của não và thần kinh. Mặt khác, Kali còn phối hợp với natri để duy trì chức năng bình thường giúp cơ co thắt giúp kiểm soát ổn định nhịp tim.

Chi-so-k-trong-mau-la-gi
Chỉ số k+ trong máu là gì?

Nồng độ Kali máu bình thường từ 3,5 – 4,5 mmol/l, đây là ion chính ở trong tế bào có vai trò tạo áp suất thẩm thấu cho nội bào. Kali có vai trò quan trọng trong chức năng hoạt động enzym, dẫn truyền thần kinh và chức năng màng tế bào. Nồng độ ion K+ trong máu ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của cơ tim. Kali trong máu tăng trong các bệnh lý suy thận cấp và mạn, sự truyền dẫn, nhịp tim bệnh Addison, đái tháo đường, phản ứng truyền máu, thiếu máu tan máu, tiêu cơ vân, tình trạnh truyền quá nhiều dung dịch muối ưu trương.

Hạ kali máu là gì?

Thông thường, nồng độ kali trong máu của một người thường duy trì ở mức 3,5 – 5,2 millimoles trong một lít máu (mmol/l). Hạ kali máu là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng nồng độ kali trong máu thấp hơn so với bình thường. Nếu mức kali xuống dưới 3 mmol/l có thể đe dọa đến tính mạng và cần được cấp cứu ngay lập tức.

Chi-so-k-trong-mau-thap-co-the-de-doa-den-tinh-mang-va-can-duoc-cap-cuu-ngay-lap-tuc
Chỉ số k+ trong máu thấp có thể đe dọa đến tính mạng và cần được cấp cứu ngay lập tức

Tham khảo thêm:

Các trường hợp hạ kali máu nhẹ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, bạn có thể gặp phải những triệu chứng tụt kali máu như sau:

  • Yếu cơ, thậm chí liệt
  • Đau cơ
  • Chuột rút
  • Táo bón
  • Tim đập nhanh
  • Tê, ngứa
  • Đi tiểu nhiều và thường cảm thấy khát
  • Co giật, co cứng cơ
  • Mệt mỏi

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng hạ kali máu nghiêm trọng hơn như:

  • Lâng lâng, ngất xỉu do hạ huyết áp
  • Hành vi bất thường: trầm cảm, rối loạn tâm thần, mê sảng, lú lẫn hoặc ảo giác.

Tăng kali máu là gì?

+ Tăng Kali máu nhẹ : Khi Kali > 5.5-6.0 mmol/L

+ Tăng Kali máu vừa: Kali > 6.1-6.9 mmol/L

+ Tăng Kali máu Nặng: khi Kali >7.0 mmol/L. Cần xử trí ngay lập tức

Chỉ số Kali trong máu > 5 mmol/L được coi là cao, nếu kali > 6 mmol/L có thể gây rối loạn nhịp tim dẫn đến tử vong. Bệnh tăng kali máu thường không có triệu chứng, một số trường hợp sẽ có biểu hiện buồn nôn, mệt mỏi, yếu cơ, cảm giác ngứa ran. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn của tăng kali máu có thể bao gồm nhịp tim chậm và mạch yếu. Tăng kali máu nghiêm trọng có thể dẫn đến tim ngừng đập gây tử vong.

Bệnh tăng kali máu thường không có triệu chứng, một số trường hợp thì biểu hiện mệt mỏi, suy nhược, đánh trống ngực hoặc liệt, dị cảm… Do vậy việc chẩn đoán tăng kali máu dựa vào triệu chứng lâm sàng đơn thuần là chưa đủ, thay vào đó bệnh nhân có nguy cơ cần làm xét nghiệm theo dõi định kỳ để phát hiện tăng kali máu điều trị kịp thời (xét nghiệm điện giải đồ).

Nồng độ kali trong máu bình thường dao động từ 3,5-5 mmol/L. Khi kali nằm ngoài giới hạn này tăng hoặc giảm đều gây rất nhiều rối loạn có thể gây ngừng tim dẫn đến tử vong.

Next Post

Chỉ số kali máu là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm kali máu?

Kali tham gia vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Vậy thực chất chỉ số kali máu là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm kali máu thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé! Chỉ số kali máu là gì? Chỉ […]
Chỉ số kali máu là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm kali máu?