Chỉ số Glucose máu là gì? Glucose bao nhiêu là bình thường?

Hằng

Chỉ số glucose máu cho biết lượng đường trong máu, cho phép bạn dự phòng về điều trị bệnh, nhất là người bị bệnh tiểu đường. Căn bệnh này có thể làm suy giảm sức khỏe, cơ thể mệt mỏi. Hãy cùng tìm hiểu về chỉ số Glucose máu bao nhiêu là tiểu đường? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết nhé.

1. Chỉ số Glucose máu là gì?

Chỉ số Glucose máu (hay còn gọi là đường huyết) cho biết hàm lượng đường trong máu của bạn. Lượng đường trong máu được tổng hợp từ thực phẩm bạn ăn uống hàng ngày được hình thành và tích trữ lại.

Chỉ số Glucose tăng cao cho biết về lượng đường trong máu
Chỉ số Glucose tăng cao cho biết về lượng đường trong máu

Glucose sẽ đi đến tất cả những tế bào trong cơ thể qua dòng máu, đồng thời thành năng lượng chính cho  mọi hoạt động sống.

>>> Có thể bạn chưa biết: Chỉ số cholesterol là gì? Làm sao kiểm soát cholesterol an toàn 

2. Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

Để biết chỉ số Glucose máu bao nhiêu cảnh báo bệnh tiểu đường thì các bạn phải tiến hành làm xét nghiệm lượng đường huyết khi đói. Trước khi xét nghiệm thì bạn cần phải nhịn ăn ít nhất trong 8 tiếng để cho ra kết quả chính xác nhất.

Vậy chỉ số Glucose trong máu chỉ số bao nhiêu là tiểu đường? Khi xét nghiệm lượng đường huyết khi đói trong khoảng từ 100 đến 125mg/dL (5,6 đến 6,9mmol/L) cảnh báo bạn đang bị rối loạn đường huyết lúc đói (hay còn gọi là tiền tiểu đường). Tình trạng tiền tiểu đường này sẽ làm gia tăng nguy cơ cho bệnh tiêu đường tuyp 2 hình thành, với một số bệnh như rối loạn Lipit máu và huyết áp cao.

Chỉ số glucose cho biết bạn mắc bệnh tiểu đường nếu như đường huyết nằm trong khoảng 126mg/dl (7,0mmol/L) hoặc cao hơn trong một số lần xét nghiệm thì có nghĩa là bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Do vậy, chỉ cần kết quả xét nghiệm cho biết chỉ số glucose máu cao hơn 126mg/dL nghĩa là bạn đã bị mắc bệnh tiểu đường.

Vậy lượng Glucose máu bao nhiêu là bình thường? Nếu như kết quả xét nghiệm máu cho thấy lượng đường huyết lúc đói trong khoảng từ 70 đến 99mg/dL (3,9 đến 5,5mmol/L) là hoàn toàn bình thường.

3. Giữ mức glucose trong máu ổn định bao nhiêu là bình thường?

Ngoài những thông tin về chỉ số Glucose máu bao nhiêu là tiểu đường vừa chia sẻ ở trên thì bạn hãy tìm hiểu thêm về lượng glucose ổn định mà người bệnh tiểu đường cần duy trì giúp ngăn ngừa biến chứng. Cụ thể mục tiêu như sau:

  • Trước bữa ăn: 4 – 7mmol/L (72 đến 126mg/dL)
  • Chỉ số glucose sau ăn khoảng 2 tiếng: 5 – 9 mmol/L (90 – 162 mg/dL) đối với bệnh nhân tiểu đường type 1 và dưới 8,5 mmol/L (153mg/dL) đối với bệnh nhân tiểu đường type 2

Theo các chuyên gia sức khỏe, mỗi đối tượng sẽ có mục tiêu giữ lượng glucose ổn định trong máu hay có thay đổi khác tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hay độ tuổi của người bệnh. Người bệnh tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để cho điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

>>> Chỉ số MCH là gì? Những phản ánh về chỉ số MCH cao hay thấp 

4. Làm cách nào để kiểm soát mức glucose trong máu ổn định?

Tình trạng đường huyết tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường với các biến chứng khác của bệnh. Bởi vậy, việc giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định là điều quan trọng với bệnh nhân tiểu đường. Dưới đây là một số cách điều chỉnh đường huyết ổn định:

Chỉ số Glucose tăng cao gây nên các vấn đề bệnh tim mạch
Chỉ số Glucose tăng cao gây nên các vấn đề bệnh tim mạch

4.1. Thường xuyên kiểm tra mức glucose trong máu

Để theo dõi và kiểm soát tốt chỉ số glucose máu thì bạn phải thường xuyên xét nghiệm đường huyết tại nhà. Đơn giản chỉ cần đo bằng máy đo đường huyết liên tục (CGM).

Theo đó, máy đo đường huyết sẽ đo được lượng glucose trong một mẫu máu nhỏ cụ thể như đầu ngón tay. Trong khi đó thì máy đo đường huyết liên tục (CGM) sử dụng cảm biến đưa vào dưới da để đo lượng đường máu vài phút 1 lần. Tuy nhiên khi sử dụng CGM, bạn vẫn phải kiểm tra chỉ số glucose hàng ngày để đảm bảo kết quả đo CGM chính xác. Thời điểm thích hợp tiến hành kiểm tra lượng đường huyết trong máu:

  • Kiểm tra khi mới thức dậy, trước khi ăn hoặc uống bất cứ thứ gì
  • Trước bữa ăn
  • Hai giờ sau bữa ăn
  • Trước khi đi ngủ

Với những người chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thì tiến hành điều trị bằng insulin. Đối với những người bệnh thường xuyên bị hạ đường huyết, thì người bệnh sẽ được kiểm tra lượng đường trong máu nhiều lần hơn, cụ thể như trước và sau khi hoạt động thể chất.

4.2. Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt lành mạnh sẽ có công dụng để kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Tốt nhất hãy bổ sung thêm nhiều trái cây, rau xanh lành mạnh. Nên hạn chế tối đa những thực phẩm làm tăng đường huyết kéo dài hay các chất béo bão hòa. Với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường thì nên:

  • Tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe để xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Với người bệnh có thể thay đổi khẩu phần ăn uống ít hay nhiều hơn so với bữa ăn hàng ngày thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều chỉnh lượng insulin hoặc thuốc dùng.
  • Duy trì lối sống năng động, thường xuyên tập luyện thể dục tăng cường sức khỏe.

Bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu chi tiết về chỉ số glucose máu như thế nào là mắc bệnh tiểu đường. Từ đó có kế hoạch cụ thể để ổn định đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng nhất. Chúc bạn sức khỏe!

Next Post

Chỉ số GI của thực phẩm là gì? Phân loại và cách đo lường GI

Chế độ ăn uống với bệnh nhân tiểu đường dựa vào chỉ số GI để xác định thực phẩm hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thông tin liên quan về chỉ số GI của thực phẩm là gì? Các cách phân loại chỉ số GI hiện […]
Chỉ số GI của thực phẩm ổn định trong cơ thể hơn