Tìm hiểu ý nghĩa của chỉ số EOS trong máu là gì?

Phương

Xét nghiệm EOS là một xét nghiệm máu cơ bản trong khám sức khỏe thông thường. Tuy nhiên, có nhiều người chưa hiểu ý nghĩa chỉ số EOS trong máu là gì? Hãy tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Chỉ số EOS trong máu là gì?

EOS là viết tắt của từ Eosinophile, hay còn gọi là chỉ số bạch cầu ái toan, đây là một trong những chỉ số thường được phân tích trong xét nghiệm công thức máu. Giá trị bình thường của chỉ số EOS là <5% hoặc <300 tế bào/mm3. Nếu chỉ số này vượt quá mức bình thường có thể cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

chỉ số EOS trong máu là gìTìm hiểu ý nghĩa của chỉ số EOS trong máu là gì?

Xem thêm: Mục tiêu và nguyên tắc đánh giá chỉ số DDCI là gì?

Vai trò của EOS đối với cơ thể

Bạch cầu ái toan là một dạng của tế bào bạch cầu trong cơ thể chúng ta, có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Hoạt động của bạch cầu ái toan là chống lại ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể và gây hại.

Bạch cầu ái toan cùng với tế bào mast và basophils là chất trung gian quan trọng của phản ứng dị ứng và bệnh hen suyễn. Chúng có tác dụng chống lại sự xâm nhập của giun sán và có thể tăng nhẹ khi có một số ký sinh trùng. Do đó, nồng độ của chỉ số EOS sẽ thể hiện mức độ nghiêm trọng của dị ứng, nhằm đánh giá bệnh hen suyễn, dị ứng hay sự xâm nhập của vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh.

Vai trò quan trọng nhất của EOS là chống lại các chất lạ xâm nhập vào cơ thể gây ra các phản ứng dị ứng. Bên cạnh đó, bạch cầu ái toan cũng tham gia vào nhiều quá trình sinh học khác, bao gồm sự phát triển tuyến vú sau khi đẻ… Bạch cầu ái toan chịu trách nhiệm cho tổn thương mô và viêm trong nhiều bệnh. Viêm mũi dị ứng nguyên nhân chính là do sự tích tụ của bạch cầu ái toan trong niêm mạc mũi.

Xét nghiệm chỉ số EOS trong máu là gì?

Xét nghiệm máu EOS là xét nghiệm giúp đo số lượng bạch cầu ái toan ưa axit. Để làm xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu từ cánh tay của người bệnh, sau đó đưa đến phòng xét nghiệm phân tích.

Đây là xét nghiệm thường được chỉ định khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm máu và bạch cầu bất thường. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng chỉ định trong chẩn đoán các bệnh nguy cơ liên quan đến bạch cầu ái toan như: nhiễm ký sinh trùng, phản ứng dị ứng cực đoan, hay giai đoạn đầu của bệnh Cushing.

Chỉ số EOS có thể không phản ánh chính xác nếu bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị làm tăng số lượng bạch cầu ái toan như: thuốc kháng sinh, an thần, nhuận tràng, thuốc interferon điều trị nhiễm trùng hoặc thuốc gây chán ăn. Vì vậy, trước khi xét nghiệm, nếu người bệnh đang dùng bất cứ loại thuốc nào thì cũng cần thông báo cho bác sĩ.

chỉ số EOS trong máu là gìTìm hiểu ý nghĩa của chỉ số EOS trong máu là gì?

Xem thêm: Chỉ số MCV là gì và ý nghĩa của chỉ số này như thế nào?

Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm chỉ số EOS

  • Khi chỉ số EOS dưới 5% hoặc nhỏ hơn 300 tế bào/ mm3 máu là bình thường. Sức khỏe của người bệnh bình thường sẽ không liên quan đến các vấn đề gây tăng bạch cầu ái toan.
  • Kết quả xét nghiệm EOS bất thường khi chỉ số tăng cao hơn 350 tế bào/ mm3 máu. Trong trường hợp này, cần dựa trên triệu chứng, tiền sử bệnh và có thể xét nghiệm thêm để chẩn đoán cụ thể nguyên nhân gây bệnh.
  • Ở trường hợp chỉ số EOS thấp, nghĩa là số lượng bạch cầu ái toan trong máu thấp bất thường. Nguyên nhân của tình trạng này thường do nhiễm độc rượu hoặc sản xuất cortisol quá mức.

Với những bệnh nhân EOS bất thường đã chẩn đoán được nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê thuốc hoặc liệu trình điều trị để giảm triệu chứng. Khi bệnh được kiểm soát, số lượng tế bào máu trắng sẽ trở về mức bình thường.

Ví dụ như bệnh nhiễm ký sinh trùng cần điều trị loại bỏ, giảm triệu chứng và phục hồi số lượng bạch cầu trở về mức bình thường. Hay đối với bệnh dị ứng cần được dùng thuốc kiểm soát giảm phản ứng quá mức của cơ thể.

Chỉ số EOS thấp hay cao có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh lý và mức độ bất thường của chỉ số. Do đó, người bệnh không nên chủ quan nếu kết quả xét nghiệm của bạn có chỉ số EOS bất thường, hãy trao đổi với bác sĩ về nguy cơ bệnh lý và điều trị nếu cần thiết.

Các nguyên nhân làm tăng chỉ số EOS 

Khi có kết quả EOS có thể kết hợp với các kết quả xét nghiệm khác, có thể chẩn đoán nguyên nhân gây tăng bạch cầu ái toan. Một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Nhiễm ký sinh trùng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất làm tăng cao nồng độ bạch cầu ái toan trong máu một cách bất thường. Người bệnh cần điều trị nhiễm ký sinh trùng, khi đó nồng độ EOS trong máu sẽ giảm.
  • Các bệnh tạo keo: Gồm các bệnh như xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp cũng là nguyên nhân gây tăng chỉ số EOS hay số lượng bạch cầu ái toan trong máu.
  • Bệnh dị ứng: Chỉ số EOS trong máu cũng tăng cao ở các bệnh nhân mắc bệnh dị ứng như: hen suyễn, viêm mũi dị ứng, sốt dị ứng,  bệnh mề đay mạn tính, bệnh da bóng nước, chàm da, viêm huyết quản dị ứng, phù toàn thân, hồng ban đa dạng…
  • Bệnh lý đường ruột: Chỉ số EOS trong máu tăng cao có thể do các bệnh đường ruột như bệnh Crohn, hay bệnh viêm đại tràng xuất tiết…
  • Ung thư: Trong bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư máu với các rối loạn hoạt động sản xuất máu cũng khiến chỉ số EOS trong máu tăng cao bất thường.

Lưu ý, cần phân biệt chỉ số EOS tăng cao do bệnh lý hay do sử dụng thuốc điều trị để chẩn đoán chính xác. Kết quả EOS tăng cao do thuốc sẽ không phản ánh chính xác tình trạng bệnh, điều này gây chẩn đoán sai và khó khăn khi điều trị.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã nắm được ý nghĩa của chỉ số EOS trong máu là gì cũng như các nguyên nhân gây ra tình trạng chỉ số EOS bất thường.

Next Post

Những điều cần biết về chỉ số LDL là gì?

Trong kết quả xét nghiệm sinh hóa, ngoài chỉ số Cholesterol toàn phần còn các chỉ số khác như LDL, HDL. Vậy chỉ số LDL là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số này. Chỉ số LDL là gì? Trong kết quả xét […]
chỉ số LDL là gì