Xét nghiệm chỉ số Ure máu là gì và quy trình xét nghiệm máu

Hằng

Xét nghiệm chỉ số Ure máu có tác dụng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về khái niệm và quy trình xét nghiệm máu như thế nào. Các bạn hãy cùng theo dõi để nắm được những thông tin quan trọng nhé.

1. Xét nghiệm Ure máu là gì?

Ure máu là sản phẩm cuối cùng của Quá trình chuyển hóa chất đạm (protein) trong cơ thể và chúng sẽ được đào thải ra ngoài qua thận.

Chỉ số ure máu cho biết những gì?
Chỉ số ure máu cho biết những gì?

Trong cơ thể luôn tồn tại Ure đồng thời được bổ sung thường xuyên qua các chất đạm. Những chất protein ngoại sinh sẽ được chuyển Đây là các protein ngoại sinh được protease chuyển hóa thành axit amin trong đường tiêu hóa. Chúng sẽ được chuyển hóa tiếp thành CO2 và NH3.

>>> Xem thêm: Chỉ số Glucose máu là gì? Glucose bao nhiêu là bình thường?

Trong đó, NH3 là chất độc cần được đào thải ra ngoài. Gan sẽ có nhiệm vụ chuyển hóa NH3 thành Ure, sau đó chuyển đến thận qua máu. Thận có nhiệm vụ lọc Ure và một số chất khác để đào thải ra bên ngoài qua đường nước tiểu. Bởi vậy, quá trình chuyển hóa NH3 với lọc Ure ảnh hưởng đến chức năng gan và thận bị rối loạn.

Xét nghiệm Ure máu (hay xét nghiệm BUN – Blood Urea Nitrogen) nhằm định lượng nồng độ Urea Nitrogen trong máu. Chỉ số Ure máu được dùng để đánh giá chức năng gan và thận. Chỉ số Ure máu bình thường khoảng 2,5 – 7,5 mmol/l.

– Nếu như chỉ số Ure máu càng cao cho biết chức năng thận càng kém, protein có hàm lượng cao hay cơ thể thiếu nước dẫn đến sự lưu thông kém.

– Ngược lại, chỉ số Ure máu thấp hơn so với mức trung bình cảnh báo tính trạng bị suy dinh dưỡng hay một số bệnh lý về gan.

2. Chỉ số Ure máu thay đổi như thế nào?

Theo các bạn đã biết thì chỉ số bình thường của Ure máu dao động ở mức độ 2,5 – 7,5mmol/l. Một số trường hợp sẽ khiến cho chỉ số này thay đổi ít nhiều.

2.1. Chỉ số Ure tăng cao trong trường hợp nào?

– Chế độ dinh dưỡng hàng ngày tăng cường nhiều protein.

– Người bị vô niệu, suy thận hay tắc nghẽn đường niệu,…

– Người bị ngộ độc thủy ngân.

– Một số trường hợp tăng dị hóa protein: sốt, bỏng hay bị suy dinh dưỡng…

– Trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa hay bị nhiễm trùng nặng,…

3.4. Ảnh hưởng thần kinh

Chỉ số ure máu cho biết chức năng thận
Chỉ số ure máu cho biết chức năng thận

Chỉ số Ure máu tăng giảm sẽ làm ảnh hưởng thần kinh ở 3 mức độ tăng dần. Người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu ở mức độ nhẹ. Trường hợp nặng hơn khiến người bệnh rơi vào tình trạng mơ màng, vật vã và hôn mê. Còn chỉ số Ure máu tăng cao nhất có thể dẫn đến tình trạng co giật, hôn mê,  đồng tử co lại và phản ứng kém với ánh sáng.

>>> Bạn có biết: Chỉ số cholesterol là gì? Làm sao kiểm soát cholesterol an toàn

3.5. Ảnh hưởng huyết học

Ở mỗi giai đoạn sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau, trường hợp Ure máu tăng cao sẽ gây ra sự thiếu máu nghiêm trọng.

3.6. Ảnh hưởng thân nhiệt

Sự thay đổi chỉ số Ure trong máu khiến nhiệt độ cơ thể giảm.

4. Quy trình xét nghiệm Ure máu

Việc xét nghiệm máu xác định chỉ số Ure không cần phải nhịn ăn để làm xét nghiệm. Bạn chỉ cần hạn chế dùng các loại thực phẩm không chứa quá nhiều protein. Nên làm xét nghiệm Ure máu vào buổi sáng tốt nhất với quy trình có thời gian dài trong khoảng 1 giờ.

Khi làm xét nghiệm máu thì nhân viên y tế sẽ quấn băng cố định quanh bắp tay để hạn chế máu lưu thông. Sau đó dùng cồn y tế để sát trùng vị trí lấy máu. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm chỉ số Ure máu thường là máu ở tĩnh mạch. Chỉ cần lấy khoảng 2ml máu vừa đủ để cho vào ống nghiệm vô trùng bảo quản.

Sau khi hoàn tất quá trình lấy máu xét nghiệm, sẽ được tháo băng quấn quanh tay. Lấy bông gòn tẩm cồn để thoa lên vị trí tiêm rồi băng lại giúp cầm máu. Sau đó, bạn hãy lưu ý tránh cử động mạnh sau khi lấy mẫu.

Mẫu bệnh phẩm sau đó sẽ được gửi ngay đến phòng xét nghiệm để tiến hành đo lường và phân tích.

Bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu về chỉ số ure máu là gì và quy trình làm xét nghiệm ure máu như thế nào? Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan về sức khỏe. Chúc bạn thành công!

Next Post

Các Thì Trong Tiếng Anh

Để chinh phục những mức độ tiếng Anh nâng cao thì việc đầu tiên là thành thạo cách sử dụng các thì trong tiếng Anh. Thực tế, có tới 13 thì trong tiếng Anh :12 thì cơ bản và 1 thì mở rộng. Đó chính là thì tương lai gần. […]