Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?

Nhâm Nhâm

Chỉ số huyết áp là gì?, chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu là những quan tâm của nhiều người.

Chỉ số huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch máu khi máu được đưa đi khắp cơ thể bởi tim. Chỉ số huyết áp của một người thường được đo từ tâm thu đến tâm trương. Chỉ số huyết áp của một người luôn được thể hiện ở 2 thông số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

  • Huyết áp tâm thu: đó là chỉ số áp lực của máu được sinh ra trong lòng động mạch lúc đó tim thực hiện quá trình co bóp.
  • Huyết áp tâm trương: áp lực của máu trong lòng động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa 2 lần co bóp.

Huyết áp có thể được đo bằng cảm biến trên điện thoại máy đo huyết áp cầm tay, hay cảm biến trên các đồng hồ đeo tay. Bước đo huyết áp là bước đầu tiên trước khi xác định tình trạng bệnh lí của bệnh nhân ở bất kì bệnh viện nào.

chi-so-huyet-ap-cua-mot-nguoi-thuong-duoc-do-tu-tam-thu-den-tam-truong

Chỉ số huyết áp của một người thường được đo từ tâm thu đến tâm trương

Bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi

Độ tuổi (Tuổi) Huyết áp trung bình (mmHg) Huyết áp tối đa (mmHg)
Trẻ sơ sinh từ 1 đến 12 tháng 75/50 mmHg 100/70
Từ 1 đến 4 tuổi 80/50 110/80
Từ 3 đến 5 tuổi 80/50 110/80
Từ 6 đến 13 tuổi 85/55 120/80
Từ 13 đến 15 tuổi 95/60 140/90
Từ 15 đến 19 tuổi 117/77 120/81
Từ 20 đến 24 tuổi 120/79 132/83
Từ 25 đến 29 tuổi 121/80 133/84
Từ 30 đến 34 tuổi 122/81 134/85
Từ 35 đến 39 tuổi 123/82 135/86
Từ 40 đến 44 tuổi 125/83 137/87
Từ 45 đến 49 tuổi 127/64 139/88
Từ 50 đến 59 tuổi 129/95 142/8

 

Các mức huyết áp và huyết áp bình thường theo độ tuổi

Các mức huyết áp:

Phân loại Huyết áp tâm trương (mmHg) Huyết áp tâm thu (mmHg)
Huyết áp tối ưu Nhỏ hơn 80 Nhỏ hơn 120
Huyết áp bình thường 80 – 85 120 – 130
Huyết áp bình thường cao 85 – 90 130 – 140
Huyết áp cao nhẹ 90 – 100 140 – 160
Huyết áp cao tương đối 100 – 110 160 – 180
Huyết áp cao nghiêm trọng Lớn hơn 110 Lớn hơn 180

Huyết áp bình thường theo độ tuổi:

Phân loại Chỉ số đo huyết áp bình thường (mmHg) Giá trị cao nhất có thể đạt tới (mmHg)
Trẻ sơ sinh từ 1 – 12 tháng 75/50 100/70
Trẻ nhỏ từ 1 – 5 tuổi 80/50 110/80
Trẻ em khoảng 6 – 13 tuổi 85/55 120/80
Trẻ em từ 13 – 15 tuổi 95/60 104/70
Trẻ vị thành niên từ 15 – 19 tuổi 105/73 120/81
Thanh niên từ 20 – 24 tuổi 109/76 132/83
Thanh niên từ 25 – 29 tuổi 121/80 133/84
Người trưởng thành từ 30 – 34 tuổi 110/77 134/85
Người trưởng thành từ 35 – 39 tuổi 111/78 135/86
Trung niên trong khoảng 40 – 44 125/83 137/87
Trung niên từ 45 – 49 tuổi 127/64 139/88
Người lớn tuổi từ 50 – 54 129/85 142/89
Người lớn tuổi từ 55 – 59 131/86 144/90
Người trên 60 tuổi 134/87 147/91

Nhịp tim là gì?

Nhịp tim là số lần tim thực hiện quá trình co bóp đưa máu đi khắp cơ thể trong vòng 1 phút. Nhịp tim của người có thể đo bằng 2 cách:

  • Nhịp tim nghỉ ngơi: nhịp tim được đo khi cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn
  • Nhịp tim mục tiêu: là nhịp tim được đo khi cơ thể trong trạng thái vận động.

Nhịp tim đơn vị đo nhịp tim là lần/phút, được đo bởi máy đo nhịp tim, cảm biến đo nhịp tim của các loại đồng hồ thông minh, hoặc đo bằng cảm biến điện thoại.

Chỉ số huyết áp bình thường của một người?

Một người bình thường sẽ có chỉ số huyết áp tâm thu không vượt quá 130 mmHg. Để biết được tình trạng sức khỏe có thể sử dụng máy đo huyết áp để kiểm tra. Huyết áp của một người thường có chỉ số huyết áp tâm thu 120 mmHg, và huyết áp tâm trương cũng không vượt ngưỡng 80 mmHg.

Huyết áp thấp sẽ dẫn tới máu không được cung cấp đến não bộ, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.

Bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Tăng huyết áp là tình trạng chỉ số huyết áp tâm thu cao hơn 140 mmHg, huyết áp tâm trương cao hơn 90 mmHg. Bệnh tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn tới các bệnh như tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim.

Chỉ số huyết áp theo độ tuổi

Chỉ số huyết áp mỗi độ tuổi khác nhau thường sẽ có mức huyết áp khác nhau. Bạn cần biết cách tính chỉ số huyết áp theo độ tuổi để xác định tình trạng sức khỏe của mình. Nếu bạn có chỉ số huyết áp thấp hoặc huyết áp cao, cần sớm đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Trên bài là chỉ số huyết áp theo độ tuổi được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận. Huyết áp một người bình thường khỏe mạnh có được đó là huyết áp trung bình.

Cách phân biệt huyết áp với nhịp tim

Huyết áp và nhịp tim có liên hệ với nhau vì tạo ra áp lực trên thành động mạch. Trường hợp nhịp tim và huyết áp tăng cùng nhau là khi bạn có lo lắng, sợ hãi chịu áp lực công việc nặng nề. Nhịp tim và huyết áp cùng tăng là một điều rất bình thường nhịp tim và huyết áp thường không tăng hay giảm cùng nhau. Khi bạn vận động nặng, tim đập nhanh nhưng huyết áp vẫn ở mức cân nằng. Theo các bác sĩ, huyết áp trung bình một người khỏe mạnh rơi vào khoảng 120/80 mmHg, nhịp tim khoảng 60-100 nhịp/phút.

huyet-ap-trung-binh-mot-nguoi-khoe-manh-roi-vao-khoang-120-80-mmhg

Huyết áp trung bình một người khỏe mạnh rơi vào khoảng 120/80 mmHg

Nhịp tim thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng, giới tính. Người có thể trạng càng khỏe mạnh, thì nhịp tim càng thấp chỉ khoảng 40 nhịp một phút.

Rối loạn nhịp tim do một số bệnh lý hoặc nguyên nhân khác như:

  • Tăng huyết áp.
  • Thừa cân béo phì.
  • Cường giáp.
  • Rối loạn mỡ máu.
  • Tiểu đường.
  • Thiếu máu, thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Rối loạn cân bằng kiềm – toan và điện giải.
  • Viêm phế quản cấp tính hay mạn tính.
  • Các thuốc chống loạn nhịp tim gây ra rối loạn nhịp tim.

Khi nào bệnh nhân rối loạn nhịp tim cần đi khám bác sĩ?

Các bệnh tim mạch đều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu nhận thấy sự khác thường của tim, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán sớm về tim mạch. Những trường hợp dưới đây cần điều trị rối loạn nhịp tim:

  • Tim đập nhanh hoặc chậm, chóng mặt, thậm chí là choáng ngất.
  • Loạn nhịp tim, kèm theo khó thở kèm theo dấu hiệu hồi hộp, đánh trống ngực
  • Nhịp tim oạn nhịp đột ngột, đau ở vùng ngực, cổ, vai, cánh tay hoặc lưng
  • Rối loạn nhịp tim xuất hiện đồng thời với các biểu hiện bất thường khác giảm khả năng gắng sức, kèm theo đau đầu sụt cân, mệt mỏi kéo dài

Bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi

  • Huyết áp bình thường: từ khoảng 90/60 mmHg đến 140/90 mmHg, người trẻ tuổi có thể đạt 145/95 mmHg.
  • Huyết áp cao: huyết áp cao là khi có chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 và chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 90.
  • Huyết áp thấp: là khi chỉ số huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 90 huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60

Những sai lầm khiến đo huyết áp cho kết quả sai

Chỉ số đo huyết áp có thể bị sai d yếu tố bên ngoài và bên trong như:

  • Tư thế người đo huyết áp không đúng cần duy trì giữ cho cơ thể thoải mái thả lỏng trước khi đo.
  • Đặt vị trí đo huyết áp không đúng ở cổ tay, bắp tay.
  • Ăn uống và nói chuyện trong lúc đo huyết áp.
  • Nên đo huyết áp ít nhất 2 lần trong ngày để theo dõi kết quả đo
  • Uống thuốc trước khi đo huyết áp
Next Post

Cao huyết áp nên ăn gì để ngăn ngừa bệnh phát triển?

Bị cao huyết áp có thể dùng thuốc để kiểm soát tình trnagj bệnh hiệu quả, tuy nhiên thực phẩm ăn uống hàng ngày cũng có tác dụng điều chỉnh huyết áp cao. Cao huyết áp nên ăn gì để ngăn ngừa bệnh phát triển? Ít ai biết rằng việc […]
cao-huyet-ap-nen-gi-de-ngan-ngua-benh-phat-trien

You May Like