Chỉ số Glucose và những điều nguy hại xoay quanh chỉ số này

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mà ở Việt Nam có khá nhiều người mắc phải/ Và bạn có biết chỉ số glucose cùng những điều nguy hại xoay quanh chỉ số này chưa? Mời bạn đọc tham khảo bài viết để có cái nhìn rõ nét nhất về bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường là căn bệnh biểu hiện bởi tình trạng tăng đường trong máu mãn tính do thiếu insulin (vì tuyến tụy không tiết insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả). Các triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường khá mơ hồ nên nhiều người không nhận ra hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác.

Chỉ số glucose và hba1c

Chỉ số glucose và hba1c

Bệnh tiểu đường này sẽ có một biến chứng rất nhanh nếu không được phát hiện kịp thời. Một số biến chứng như: thận, mắt, tim, hệ thần kinh và làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân. Bạn cần đi thăm khám để có một phương pháp điều trị phù hợp với cơ thể nhất.

Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

Chỉ số Glucose của người bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số glucose là gì? Glucose (còn gọi là đường) là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta cung cấp cho bản thân mỗi ngày. Có một lượng Glucose nhất định ở trong máu con người để đảm bảo một ngày bạn có năng lượng đủ để hoạt động cũng như làm việc.

Glucose (còn gọi là đường) là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể

Glucose (còn gọi là đường) là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể

  • 90 – 130 mg/dl (tức 5 – 7,2 mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn.
  • Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 – 2 tiếng.
  • 100 – 150 mg/l (tức 6 – 8,3 mmol/l) ở thời điểm trước khi đi ngủ.

Ở những khoảng thời gian này bạn nên đo chỉ số để có thể có cách đối chiếu sao cho phù hợp và chẩn đoán xem mình có thực sự mắc bệnh tiểu đường hay không.

>>>> Tham khảo thêm: Chỉ số Creatinin là gì và những ảnh hưởng liên quan của chỉ số

Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

Với bệnh nhân đái tháo đường, chỉ số Glucose như sau:

  • Trong khoảng 8 tiếng chưa ăn là lúc cơ thể của bạn đang bị đói sẽ cho kết quả từ 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã bị tiểu đường. Để có một kết quả chính xác thì bạn nên đo 2 lần và so sánh kết quả. Nếu như kết quả đo lại lần 2 mà dưới 110 mg/dl (6,1 mmol/l) nên đem kết quả tới bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
  • Tiếp tục lần đo chỉ số, bạn nhận được cũng trong lúc đói là khoảng 110 – 126 mg/dl (6,1 – 7 mmol/l) thì đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Trường hợp này còn gọi là tiền tiểu đường. Khoảng từ 4 – 5 năm sau có tới 40% số người này sẽ mắc bệnh tiểu đường. Bạn nhận được kết quả này thì bạn cần tới ngay các cơ sở y tế và gặp bác sĩ để có một phác đồ điều trị sao cho phù hợp với bệnh. Nếu như tình trạng bệnh phát mạnh thì sẽ rất tốn kém điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe, tuổi thọ.

chỉ số glucose

chỉ số glucose

Nếu bác sĩ chẩn đoán chỉ là rối loạn đường huyết lúc đói thì bạn cũng không cần quá vội vàng và lo lắng. Bạn chỉ cần có một chế độ ăn uống phù hợp như ăn ít tinh bột, giữ cân nặng hợp lý, tập thể dục thể thao phù hợp với cơ thể. Lúc này, đường huyết của bạn sẽ được giữ ở mức ổn định.

Chỉ số glucose máu nguy hiểm và hướng xử trí

Với người bị bệnh tiểu đường thì bạn cần thường xuyên theo dõi những dấu hiệu bất thường tránh để đường huyết rối loại như cao quá hoặc thấp quá để có phương án xử lý kịp thời. Bạn có thể theo dõi bảng sau để nắm rõ được cách điều trị.

Trên đây là một số những lưu ý về chỉ số glucose. Bạn hãy theo dõi cơ thể và thăm khám một cách kịp thời để có phương pháp điều trị phù hợp nhất với cơ thể. Chúc bạn có một sức khỏe thật tốt!

 

Next Post

Thuốc Fexofenadine 180mg giá bao nhiêu, sử dụng như thế nào?

Fexofenadin là thuốc chống dị ứng có tác dụng điều trị các triệu chứng do viêm mũi dị ứng theo mùa và nổi mề đay tự phát mãn tính. Vậy thuốc Fexofenadine 180mg giá bao nhiêu? Cách dùng như thế nào? Các bạn hãy theo dõi bài viết bên dưới […]