Chỉ số PMI là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số PMI

hanhthuy

Trong kinh doanh thuật ngữ PMI là thuật ngữ vô cùng quen thuộc. Vậy chỉ số PMI là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số PMI như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số PMI là gì?

PMI là thuật ngữ kinh tế rất quen thuộc và quan trọng đối với các nhà đầu tư, nhà quản trị. Đây là một trong những thuật ngữ người điều hành hoạch định được chính sách, phân tích ra hoạt động kinh doanh cùng quản lý thu mua hiệu quả.

Chỉ số PMI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Purchasing Managers Index, với nghĩa chỉ số quản lý thu mua trong tiếng Việt. Chỉ số này được biên soạn và công bố hàng tháng từ Viện Quản lý cung ứng The Institute of Supply Management (ISM) và Markit Group. Nó đo lường, đánh giá tình trạng hoạt động kinh tế của ngành sản xuất.

Một cuộc khảo sát hàng tháng đã được gửi đến các giám đốc, nhà điều hành của hơn 400 công ty trong 19 ngành công nghiệp để tính ra chỉ số PMI.

Chỉ số PMI gổm 5 số liệu chính gồm:

  • Đơn đặt hàng mới.
  • Sản lượng.
  • Việc làm.
  • Thời gian giao hàng.
  • Hàng tồn kho.

Đọc thêm: Chỉ số PDW là gì? Ý nghĩa chỉ số PDW trong xét nghiệm máu?

Phân loại chỉ số PMI

Chỉ số PMI được chia thành hai loại phổ biến đó là sản xuất và phi sản xuất.

  • PMI sản xuất

Chỉ số PMI dùng để phản ánh sức mua trong ngành công nghiệp sản xuất. Các trọng số PMI sản xuất bao gồm các thành phần chính như sau:

– Đơn hàng mới: 30%

– Sản xuất: 25%

– Giao hàng từ nhà cung cấp: 15%

– Hàng tồn kho: 10%

– Việc làm/ Công việc: 20%

  • PMI phi sản xuất

PMI phi sản xuất hay còn được gọi là PMI dịch vụ, là chỉ số tổng hợp được tính toán nhằm dự báo các điều kiện kinh tế tổng thể trong lĩnh vực phi sản xuất. Các số liệu dùng để đo lường PMI dịch vụ gồm:

– Hoạt động kinh doanh (tỷ lệ được điều chỉnh theo thời vụ).

– Đơn hàng mới (tỷ lệ được điều chỉnh theo thời vụ).

– Việc làm (tỷ lệ được điều chỉnh theo thời vụ).

– Giao hàng từ nhà cung cấp.

Xem thêm: Chỉ số WBC là gì? Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm WBC

Ý nghĩa của chỉ số PMI

Chỉ số PMI có độ chính xác cao bởi nó được trích từ nguồn dữ liệu thực tế giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình kinh tế của quốc gia cũng như quốc tế. Chính vì thế chỉ số PMI có ý nghĩa to lớn, ảnh hưởng nhiều trong quá trình ra quyết định kinh tế:

PMI là thước đo quan trọng trong nền kinh tế quốc gia

Chỉ số PMI được xem như công cụ giúp các ngân hàng nhà nước, Chính phủ điều chỉnh các chính sách tiền tệ cho phù hợp trước những biến động của thị trường trong nước. Đồng thời, dựa vào chỉ số PMI các doanh nghiệp có thể dễ dàng ước tích được tốc độ tăng trưởng của công ty hoặc của một quốc gia. Từ đó có những điều chỉnh linh hoạt trước khi quyết định góp vốn đầu tư.

PMI ảnh hưởng đến các quyết định của doanh nghiệp liên quan đến việc thu mua hàng hóa

Căn cứ vào chỉ số PMI, nhà quản lý sẽ quyết định nên mua hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường hay không. Đây là cơ sở để doanh nghiệp dựa vào đánh giá, nhận biết số lượng hàng còn trong kho, giá cả hàng hóa. Từ đó, đưa ra quyết định hoàn thiện đơn hàng cũng như cân bằng số lượng dự trữ sản phẩm có trong kho, đảm bảo hoạt động kinh doanh cho các tháng tiếp theo thuận lợi.

PMI tác động đến các đơn vị cung ứng

Các nhà cung cấp hàng hóa căn cứ theo chỉ số PMI để dự đoán nhu cầu thị trường. Từ đó, nhà cung cấp xem xét đưa ra các chiến lược điều chỉnh giá để có lợi nhất với đơn vị nhưng vẫn thỏa mãn thị trường.

Ưu và nhược điểm của chỉ số PMI

Ưu điểm

  • Độ chính xác chỉ số PMI rất cao do dữ liệu được khảo sát nguồn thực tế từ nhiều doanh nghiệp cùng đơn vị sản xuất kinh doanh khác nhau.
  • Dựa vào chỉ số PMI giúp hiểu và nắm được tình hình kinh tế như thế nào, cần có những điều chỉnh gì.
  • Chỉ số PMI được cập nhật và công bố hàng tháng, nó giúp các doanh nghiệp trong việc dự đoán trước những sự phát triển trong tương lai.

Nhược điểm

  • Phạm vi phản ánh của PMI không rộng lắm, chỉ có thể phản ánh về trình độ sản xuất nhưng không thể bao quát toàn bộ lực lượng lao động trong lĩnh vực.
  • Kết quả chỉ số PMI dựa trên khảo sát, nghiên cứu nội bộ từ các doanh nghiệp, cho nên có thể là phản ảnh mang yếu tố chủ quan, không chính xác tuyệt đối với thực tế phát sinh.

Cách tính chỉ số PMI

Công thức tính chỉ số PMI như sau:

PMI = (P1 x 1) + (P2 x 0.5) + (P3 x 0)

Trong đó:

– P1 là phần trăm câu trả lời báo cáo hoạt động kinh tế có cải thiện.

– P2 là phần trăm câu trả lời báo cáo hoạt động kinh tế không thay đổi.

– P3 là phần trăm câu trả lời báo cáo hoạt động kinh tế suy giảm.

Hướng dẫn cách đọc chỉ số PMI

Chỉ số PMI có giá trị khi nằm trong khoảng từ 0 đến 100 và lấy mốc 50 làm chuẩn để phân tích.

  • Kết quả > 50, có nghĩa là tổng thể thị trường đang tăng.
  • Kết quả < 50, có nghĩa là tổng thể thị trường đang giảm.
  • Kết quả = 50, có nghĩa là tổng thể thị trường đang ở mức cân bằng.

Tuy vậy, con số này sẽ chỉ là con số dự báo, các doanh nghiệp nên xem xét theo 3 trường hợp sau:

– Nếu PMI thực tế > số Dự báo: Nền kinh tế đang có chiều hướng phát triển tốt, giá trị đồng nội tệ khi đó sẽ tăng nhẹ, ngành sản xuất và dịch vụ có phản hồi tích cực.

– Nếu PMI thực tế < số Dự báo: Nền kinh tế đang thu có dấu hiệu thu hẹp, các nhà đầu tư lo ngại việc bỏ vốn.

– Nếu PMI thực tế = số Dự báo: Thị trường khá ổn định, không biến động.

Trên đây là những chia sẻ giải đáp Chỉ số PMI là gì cùng những thông tin liên quan khác mà chúng tôi tổng hợp lại. Mong rằng bài viết hữu ích giúp các bạn hiểu rõ hơn về chỉ số này để có những định hướng, chiến lược phát triển doanh nghiệp phù hợp.

Next Post

Chỉ số PDW là gì? Ý nghĩa chỉ số PDW trong xét nghiệm máu?

Mỗi kết quả xét nghiệm đều là căn cứ mà y bác sỹ chuẩn đoán về bệnh lý. Vậy chỉ số PDW là gì? Ý nghĩa chỉ số PDW trong xét nghiệm máu thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này ngay trong bài viết dưới […]
Chỉ số PDW là gì? Ý nghĩa chỉ số PDW trong xét nghiệm máu?