Chỉ số ROA là gì? Ý nghĩa của chỉ số ROA

hanhthuy

Chỉ số ROA là chỉ số rất quan trọng trong việc đưa các quyết định kinh tế như lựa chọn cổ phiếu tại thị trường chứng khoán. Vậy bản chất chỉ số ROA là gì? Ý nghĩa của chỉ số ROA ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây ngay nhé!

Chỉ số ROA là gì?

Trong đầu tư chứng khoán mọi người thường hay nhắc đến chỉ số ROA.

Vậy chỉ số ROA thực chất là gì? ROA là viết tắt của từ Return On Assets trong tiếng Anh, đây là tỷ số lợi nhuận trên tài sản, cũng chính là thước đo bao quát về khả năng sinh lời của một doanh nghiệp, tổ chức, nó đo lường số lợi nhuận kiếm được trên mỗi tài sản được đầu tư.

Đọc thêm: Chỉ số oxy trong máu và các tình trạng liên quan sức khỏe

ROA giúp xác định khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ tài sản sử dụng

Ý nghĩa của chỉ số ROA

Các nhà quản lý doanh nghiệp đều sẽ quan tâm đến chỉ số ROA. Thông thường chỉ số ROA giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về việc sử dụng tài sản doanh nghiệp có hiệu quả hay không trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Từ đó, doanh nghiệp xác định ra phương thức kinh doanh cùng chiến lược phát triển cho tương lai và điều chỉnh cách vận hành phù hợp.

Chỉ số ROA khi cao và ổn định trong một thời gian dài được coi là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả và đã tối ưu các nguồn lực có sẵn.

Tỷ suất sinh lời trên tài sản có thể đo lường hiệu quả mà doanh nghiệp đã thu được từ việc đầu tư vào tài sản. Nói một cách khác, ROA cho thấy doanh nghiệp có thể chuyển đổi số tiền được sử dụng để mua tài sản thành thu nhập hoặc mức lợi nhuận ròng hiệu quả ra sao.

Như vậy chỉ số ROA có ý nghĩa rằng một tỷ lệ ROA cao sẽ mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư bởi nó cho thấy rằng doanh nghiệp đang quản lý hiệu quả hơn tài sản để tạo ra được lượng thu nhập ròng lớn hơn.

Xem thêm: Chỉ số WBC là gì? Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm WBC

Cách tính chỉ số ROA thế nào?

Công thức tính chỉ số ROA như sau:

ROA = (Lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông / Tổng số tài sản bình quân của doanh nghiệp) * 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: là tổng số tiền mà doanh nghiệp kiếm được sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan và thuế.
  • Tài sản: là tổng tài sản của doanh nghiệp bao gồm tất cả các tài sản công ty, doanh nghiệp sở hữu để kinh doanh.
  • ROA đơn vị tính %
Chỉ số ROA tại mức nào được đánh giá tốt?

Chỉ số ROA tại mức nào được đánh giá tốt?

Chỉ số ROA là một trong những chỉ số quan trọng để có thể đánh giá khả năng sinh lời của công ty, doanh nghiệp. Vậy chỉ số ROA tại mức nào được đánh giá tốt? Điều này sẽ phụ vào:

  • Lĩnh vực mà công ty, doanh nghiệp đang hoạt động

Các ngành khác nhau sẽ  có những đặc điểm khác nhau về cơ cấu tài sản. Với những doanh nghiệp, công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp thường yêu cầu tài sản cố định lớn. Do vậy chỉ số ROA tương đối thấp. Ngược lại những doanh nghiệp công ty làm về lĩnh vực hàng tiêu dùng hay công nghệ thông tin,… sẽ không có yêu cầu lớn về tài sản cố định, thường chỉ số ROA sẽ cao.

  • So sánh ROA các đối thủ cùng ngành

Việc so sánh chỉ số ROA với các đối thủ cùng quy mô hay cùng ngành sẽ cho thấy được vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác, từ đó đưa ra phương án điều chỉnh phù hợp nhất.

  • So sánh ROA với kết quả trong quá khứ

Việc phân tích chỉ số ROA của kỳ hiện tại với các kỳ trước cũng giúp đánh giá khả năng sinh lời, cùng sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Người quản lý có thể từ dự liệu để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh doanh không tốt hay những điểm cần lưu ý để điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh.

Cách để tăng trưởng chỉ số ROA là gì?

Dưới đây là một số cách mà doanh nghiệp, công ty có thể thực hiện để tăng trưởng chỉ số ROA:

Nâng cao lợi nhuận

Để tăng ROA, doanh nghiệp nên tập trung vào việc tăng cường lợi nhuận. Điều này có thể đạt được bằng việc tăng doanh số bán hàng, cải thiện biên lợi nhuận, hoặc kiểm soát chi phí hoạt động, hay tối ưu hóa cấu trúc giá.

Quản lý nợ và tài trợ

Cách này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng ROA. Doanh nghiệp tập trung vào việc quản lý nợ, giảm thiểu mức nợ không cần thiết cũng như tìm phương án tối ưu hóa cấu trúc tài trợ nhằm đảm bảo rằng tài sản có thể sử dụng một cách hiệu quả.

Tối ưu hóa sử dụng tài sản

Doanh nghiệp có thể tăng trưởng ROA bằng việc tận dụng tài sản hiện có, đảm bảo việc dùng chúng một cách tối ưu, tạo ra được lợi nhuận cao nhất. Điều này có thể bao gồm việc cải thiện quy trình sản xuất, hoặc tối ưu hóa trong quản lý hàng tồn kho, hay tăng cường sử dụng tài sản cố định.

Đầu tư và nâng cao năng lực sản xuất

Để tăng chỉ số ROA, doanh nghiệp hay công ty có thể đầu tư vào việc mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện công nghệ.

Đổi mới và phát triển sản phẩm

Với việc mở ra dòng sản phẩm hay cung cấp giải pháp mới doanh nghiệp có thể tăng ROA bằng cách tạo ra giá trị gia tăng và thu lợi nhuận từ phát triển sản phẩm.

Trên đây là những thông tin giải đáp Chỉ số ROA là gì cùng các thông tin liên quan khác. Mong rằng bài viết hữu ích giúp các bạn hiểu ROA để đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp cũng như biết cách vận dụng nó để tìm ra cổ phiếu tiềm năng.

Next Post

Chỉ số SG trong nước tiểu cho biết điều gì?

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những hình thức kiểm tra nhận biết một số bất thường trong cơ thể được các bác sĩ khuyến nghị thực hiện khi làm kiểm tra sức khỏe tổng quát. Trong xét nghiệm này có chỉ số SG trong nước tiểu, vậy chỉ […]
Chỉ số SG trong nước tiểu cho biết điều gì?

You May Like