Chỉ số oxy trong máu và các tình trạng liên quan sức khỏe

hanhthuy

Oxy có vai trò và tầm quan trọng đối với sự sống. Trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về chỉ số oxy trong máu và các tình trạng liên quan sức khỏe, hãy cùng theo dõi cùng tìm hiểu với chúng tôi ngay nhé!

Chỉ số oxy trong máu là gi?

Oxy là một loại khí cần thiết cho sự sống, đủ lượng oxy trong cơ thể mới có thể hoạt động các cơ quan một cách tối ưu. Các oxy trong máu được vận chuyển nhờ các tế bào hồng cầu, nhận oxy trong phổi và vận chuyển đi các nơi trong cơ thể.

Chỉ số oxy trong máu là gi?

Vậy chỉ số oxy trong máu là gì? Đây là chỉ số đánh giá mức độ cơ thể phân phối oxy từ phổi đến các tế bào và rất quan trọng với sức khỏe mỗi người. Có thể hiểu đơn giản chỉ số oxy trong máu đánh giá các chức năng hô hấp của bệnh nhân.

Đọc thêm: Chỉ số lympho cao là dấu hiệu của bệnh lý gì?

Nồng độ oxy máu bao nhiêu là bình thường?

Mức độ oxy trong máu bình thường dao động từ 80 – 100mmHg. Khi nồng độ oxy trong máu hạ dưới mức bình thường được gọi là hạ oxy máu, chỉ số phân áp oxy máu (PaO2) dưới 80 mmHg. Cụ thể chỉ số oxy trong máu được thể hiện như sau:

  • Từ 97-99%: chỉ số oxy trong máu tốt.
  • Từ 94-96%: chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy.
  • Từ 90-93%: chỉ số oxy trong máu thấp, xin ý kiến bác sĩ.
  • Dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: suy hô hấp nặng.
  • Dưới 90%: biểu hiện ca cấp cứu lâm sàng.

Biểu hiện cho thấy việc giảm oxy trong máu rõ ràng nhất là việc hụt hơi, thở hay nói chuyện cũng khiến bạn mệt. Điểm cần lưu ý thứ hai đó là người giảm oxy sẽ khiến bản thân chóng mặt, đau lồng ngực, luôn có cảm giác bồn chồn, bức bối hay nhịp tim bị loạn, tim đập nhanh. Nếu xuất hiện giảm oxy trong máu liên tục các móng tay và da đều trở nên tím tái dễ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mơ màng, không cấp cứu kịp có khả năng dẫn đến tử vong.

Xem thêm: Tất tần tất thông tin về chỉ số Ubg trong nước tiểu

Cách đo nồng độ oxy trong máu

Có hai cách đô nồng độ oxy trong máu như sau:

Bằng cách lấy máu động mạch (đo khí máu)

Phương pháp lấy máu động mạch hay còn gọi là đo khí máu, đây là kỹ thuật duy nhất cho phép đo chỉ số oxy trong máu một cách chính xác. Phương pháp này giúp đo các thông số khác nhau liên quan đến lượng khí oxy chứa trong máu bằng việc phân tích cân bằng Ph, đo áp suất động mạch PaO2 và PaCO2 để nắm được trạng thái hô hấp của người bệnh.

Máy đo oxy xung hoặc máy đo độ bão hòa oxy

Máy đo oxy xung hoặc máy đo độ bão hòa oxy

Máy đo oxy xung hoặc máy đo độ bão hòa oxy là thiết bị đo không xâm lấn, nó cho phép ước tính độ bão hòa oxy động mạch mà không cần xét nghiệm. Đây cũng là dụng cụ y tế thường được sử dụng khi theo dõi những bệnh nhân đang điều trị bằng liệu pháp oxy hay đang suy hô hấp. Máy đo chính xác độ báo hòa oxy xung thông qua da.

Máy gồm hai thiết bị:

  • Một cảm biến ở dạng kẹp, áp sát vào đầu ngón tay người bệnh.
  • Một máy thu cho biết kết quả đo.

Một số yếu tố như tình trạng căng thẳng, lạnh hay kích động,… của người bệnh có thể làm sai lệch phép đo này.

Lưu ý: Trường hợp ngộ độc khí carbon monoxide, máy đo oxy xung sẽ không thể phân biệt giữa huyết sắc tố liên kết với oxy và huyết sắc tố liên kết với carbon monoxide.

Nguyên nhân gây giảm chỉ số oxy trong máu

– Khi phổi đang bị tổn thương, không còn khả năng trao đổi oxy đến các nơi của tế bào

– Khi không có đủ oxy trong không khí.

– Khả năng của máu không lưu thông đến phổi.

– Khi mắc bệnh hen suyễn, phỗi tắc nghẽn mãn tính.

– Khi mắc bệnh về tim, bao gồm bệnh tim bẩm sinh.

– Có máu đông làm tắc nghẽn động mạch phổi

– Thiếu máu.

– Khi phổi có chứa dịch

– Khi phổi bị tổn thương và bị xơ.

– Mắc chứng ngừng thở khi ngủ.

– Khi mắc Covid-19 có thể khiến giảm oxy trong máu.

– Có sử dụng những chất gây nghiện.

– Thường xuyên hút thuốc lá có thể làm giảm oxy trong máu.

Những tình trạng sức khỏe cần lưu ý

Độ bão hòa oxy thấp

Tình trạng cung cấp oxy kém được gọi là thiếu oxy. Đây là việc có thể gây nguy hiểm nên cần phát hiện sớm để nhanh chóng nhận được hỗ trợ của nhân viên y tế.

Giá trị độ bão hóa oxy nhỏ hơn 93% nó khiến thiếu máu cục bộ, do không cung cấp đủ oxy cho các mô khác. Khi một người xuất hiện tình trạng thiếu oxy cấp tính có thể xảy ra sau đợt viêm phổi, hen suyễn, suy tim cấp hay sau khi thuyên tắc phổi, tràn khí màng phổi.

Người bệnh có các triệu chứng như khó thở, thở nhanh và nông, da hơi tím tái.

Độ bão hòa oxy thấp do Covid-19

Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng chủ yếu đến hệ hô hấp, nó gây ra các triệu chứng như ho, khó thở khiến cơ thể mệt mỏi,… Do đó, độ bão hòa oxy những người mắc bệnh Covid- 19 sẽ giảm nhẹ, bởi phổi đã bị tổn thương, khó trao đổi khí. Mức trên 90% – 95% là mức mà độ bão hòa oxy của những người mắc COVID-19 nên được giữ. Nếu mức độ thấp hơn, cần đi thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ. Độc bão hòa oxy giảm mạnh xuống 8-%, người bệnh đã gặp phải tình huống nghiêm trọng cần phải nhập viện.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về chỉ số oxy trong máu cùng những vấn đề liên quan khác. Mong rằng bài viết hữu ích giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này cũng như các tình trạng sức khỏe liên quan cần lưu ý. Nếu các bạn nhận thấy nhứng triệu chúng bất thường hay đi thăm khám tại các bệnh viên, phòng khám uy tín.

Next Post

Chỉ số tiểu cầu bình thường là bao nhiêu?

Tiểu cầu là loại tế bào đóng vai trò quan trọng trong quá trình cầm đông máu. Vậy chỉ số tiểu cầu bình thường là bao nhiêu? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải ngay trong bài viết dưới đây nhé! Tổng quan về tiểu cầu Máu trong cơ thể […]
Chỉ số tiểu cầu bình thường là bao nhiêu?