Chỉ số PDW là gì? Ý nghĩa chỉ số PDW trong xét nghiệm máu?

hanhthuy

Mỗi kết quả xét nghiệm đều là căn cứ mà y bác sỹ chuẩn đoán về bệnh lý. Vậy chỉ số PDW là gì? Ý nghĩa chỉ số PDW trong xét nghiệm máu thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số PDW là gì?

Khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, ký hiệu PDW thường được chúng ta dễ dàng bắt gặp trong xét nghiệm máu. Vậy chỉ số PDW là gì? PDW là viết tắt của cụm Platelet Disrabution Width trong tiếng Anh, có nghĩa là độ phân bố của tiểu cầu trong tiếng Việt.

Chỉ số PDW là gì?

Tiểu cầu là những mảnh tế bào nhỏ vô cùng quan trọng trong quá trình đông máu. Chúng đến từ các tế bào lớn trong tủy xương và được giải phóng vào máu. Khi bị chấn thương đối với mạch máu hay mô và tình trạng chảy máu diễn ra, tiểu cầu sẽ giúp ngăn ngừa mất máu quá nhiều.

Đọc thêm: Chỉ số SG trong nước tiểu cho biết điều gì?

Ý nghĩa chỉ số PDW trong xét nghiệm máu

Chỉ số PDW trong xét nghiệm máu giúp đánh giá tế bào tiểu cầu trong máu. Đây cũng là quá trình kiểm tra hỗ trợ các y bác sĩ trong các cuộc phẫu thuật và kiểm soát sức khỏe cho bệnh nhân từ sớm. Bên cạnh đó, chỉ số PDW còn có thể giúp phát hiện và điều trị sớm các bệnh như:  

  • Ung thư phổi.
  • Bệnh lý về gan.
  • Bệnh lý thận.
  • Hồng cầu hình liềm.
  • Nhiễm trùng huyết.

Tuy nhiên, chỉ số PDW chỉ là một căn cứ, các bác sĩ sẽ thông quá các chỉ số khác như PLT (tiểu cầu), MPV (lượng tiểu cầu trung bình) hay P-LCR (tỷ lệ tiểu cầu lớn) để có thể đánh giá chính xác hơn tình trạng sức khỏe cơ thể bệnh nhân.

Cách đọc PDW trong xét nghiệm máu

Chỉ số PDW được đánh giá theo tỉ lệ nên đơn vị đo lường là %. PDW bình thường sẽ dao động từ 10% – 17.9%. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm ít khi nằm trong giới hạn bình thường, mà chỉ số PDW trong xét nghiệm máu có thể có dấu hiệu tăng cao hay giảm thấp, các bệnh nhân nên lưu ý kiểm tra để phát hiện điểm bất thường.

Chỉ số PDW cao có gây nguy hiểm không?

Dựa vào phân tích và đánh giá trong nghiên cứu huyết học. Chỉ số PDW tăng cao thường là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe nghiêm trọng, cụ thể:

  • Ung thư phổi: Ung thư vẫn là căn bệnh hiểm nghèo hiện chưa có giải pháp đặc trị. Ở bệnh nhân có chỉ số PDW tăng cao có nguy cơ là do u ác tính ở một hoặc cả hai bên phổi.
  • Nhiễm trùng máu: Đây là bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ số PDW và MPV là hai chỉ số có thể đánh giá được nhiễm trùng huyết cũng như phân biệt mức độ nặng nhẹ cho bệnh nhân. Bên cạnh đó các chỉ số này cũng được sử dụng để ước tính tỷ lệ tử vọng của bệnh nhân nhiễm trùng máu. Căn bệnh này có diễn biến nhanh nên cần được phát hiện sớm để bệnh nhân kịp thời điều trị.
  • Hồng cầu lưỡi liềm: Bệnh này làm cho các tế bào hồng cầu biến dạng theo hình lưỡi liềm. Chỉ số PDW là đặc trưng của tế bào tiểu cầu, nó có thể dự đoán nguy cơ dị dạng hồng cầu. Khi thấy chỉ số PDW tăng cao, bệnh nhân nên thực hiện thêm những kiểm tra sâu để loại trừ dị dạng hồng cầu.

Chỉ số PDW giảm cảnh báo điều gì?

Chỉ số PDW sẽ giảm khi người bệnh gặp các vấn đề về gan, thận do sử dụng quá nhiều rượu, bia. Ngoài ra, PDW thấy hơn bình thường còn có thể do tác động từ độ tuổi, kháng nguyên CEA (carcinoembryonic), khối u phát triển, hay bệnh tuyến giáp,… Hơn nữa, PDW nếu giảm ở người mắc phải ung thư dạ dày sẽ cảnh báo nguy cơ tử vong cao.

Trước khi xét nghiệm chỉ số PDW cần làm gì?

Quá trình chuẩn bị trước khi xét nghiệm chỉ số PDW đóng vai trò khá quan trọng đối với kết quả xét nghiệm. Sau đây là một số lưu ý cần ghi nhớ để nhận được kết quả chính xác nhất:

  • Uống đủ nước: Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, lượng máu của cơ thể sẽ tăng lên, kỹ thuật viên lấy máu tiếp cận tĩnh mạch dễ dàng hơn.
  • Hỏi bác sĩ về chế độ dinh dưỡng: Mốt số xét nghiệm sẽ yêu cầu nhịn ăn khoảng 8 – 12 giờ, nên hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ, tránh việc khi chờ đợi làm xét nghiệm khiến bạn mất sức.
  • Tuyệt đối không dùng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, bia,… trước khi xét nghiệm.
  • Thông báo cho bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng hàng ngày.

Trên đây là những thông tin chia sẻ, giải đáp về Chỉ số PDW là gì cùng những thông tin liên quan khác. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn đọc, giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số xét nghiệm này để xác định được tình trạng sức khỏe bản thân.

Next Post

Chỉ số OBV là gì? Cách theo dõi chỉ số OBV

Chỉ số OBV là một trong những công cụ cực kì hữu ích không thể thiếu trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, song nhiều người vẫn chưa hiểu hết về khái niệm của nó. Vậy thực chất chỉ số OBV là gì? Cách theo dõi chỉ số OBV thế […]
Chỉ số OBV là gì? Cách theo dõi chỉ số OBV