Chỉ số Spo2 là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, bên cạnh 4 dấu hiệu khác đó là mạch, nhiệt độ, nhịp thở và huyến áp. Vậy thực chất chỉ số Spo2 là gì? Vai trò của chỉ số Spo2 thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây ngay nhé!
Chỉ số Spo2 là gì?
Chỉ số SpO2 là một trong những dấu hiệu sinh tồn rất quan trọng đối với sức khỏe con người. SpO2 được viết tắt của cụm từ tiếng Anh Saturation of peripheral oxygen, chỉ độ bão hòa của oxy trong máu ngoại vi. Chỉ số SpO2 biểu thị cho tỷ lệ Hb (hemoglobin) có oxy trên tổng lượng Hb trong máu. Đây là thước đo lượng oxy được các tế báo hồng cầu vận chuyển.
Đọc thêm: Chỉ số kali máu là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm kali máu?
Vai trò của chỉ số Spo2
– Trong hồi sức cấp cứu: Chỉ số SpO2 là chỉ số sống cơ bản khi theo dõi bệnh nhân hồi sức cấp cứu. Qua chỉ số bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe người bệnh, đặc biệt là với những người bệnh phải thở máy.
– Phát hiện được tình trạng giảm thông khí: Chỉ số SpO2 nhạy trong việc đánh giá tình trạng thông khí với bệnh nhân đang thở bình thường.
– Hỗ trợ trong điều trị và theo dõi các bệnh lý hô hấp: Bác sĩ sẽ theo dõi và dựa vào kết quả đo của chỉ số SpO2 để xác định người bệnh có cần thêm oxy hay không, nên sử dụng phương pháp nào điều trị là hợp lý.
– Phát hiện ngộ độc khí CO: CO là loại khí độc, thường gặp nhiều khi đốt than. Khí CO có thể thay oxy gắn vào sắt trên các phân tử Hb, hiện tượng này làm giảm độ bão hòa oxy trong máu. Xét nghiệm bằng máy đo chỉ số SpO2 giúp bác sĩ chuẩn đoán chính xác việc người bênh có nhiễm độc khí CO hay không.
– Chuẩn đoán huyết áp thấp: Chỉ số SpO2 cho kết quả chính xác về tình trạng áp lực mạch máy giảm thấp (giảm đến 30mmHg – huyết ấp thấp).
– Chuẩn đoán thiếu máu: Thiếu máu xảy ra khi Hb trong máu so với mức bình thường giảm thấp. Khi không có tình trạng giảm oxy trong máu, máy đo chỉ số Spo2 sẽ cho biết chính xác nồng độ Hb giảm xuống 2 -3g/dL.
Xem thêm: Chỉ số Mono trong máu là gì? Xét nghiệm bạch cầu Mono có ý nghĩa gì?
Chỉ số SpO2 của người bình thường là bao nhiêu?
Ở người bình thường, chỉ số SpO2 thường nằm trong khoảng từ 95% đến 100%. Trong trường hợp chỉ số SpO2 dưới 95% được xem là có nguy cơ máu thiếu oxy. Với đối tượng là trẻ sơ sinh, chỉ số SpO2 an toàn khi trên 94%.
Thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn
- SpO2 dao động từ 97 đến 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt.
- SpO2 dao động từ 94 đến 96%: Chỉ số oxy trong máu ở mức trung bình, cần thở thêm oxy.
- SpO2 dao động từ 90 đến 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến bác sĩ.
- SpO2 dưới 92% không thở oxy hay dưới 95% có thở oxy: Dấu hiệu suy hô hấp nặng.
- SpO2 dưới 90%: Biểu hiện của người cần được cấp cứu trên lâm sàng.
Kết quả đo chỉ số SpO2 không phải lúc nào cũng chính xác, nó có thể bị sai do chịu ảnh hưởng đến từ các yếu tố khác như:
- Cử động liên tục trong lúc đo.
- Người bệnh bị huyết áp thấp hay bị hạ thân nhiệt.
- Người bệnh có dùng mỹ phẩm, móng tay giả, sơn móng tay, điều này làm thay đổi ánh sáng phản xạ từ da và mô.
- Khi đo thực hiện ở nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp vào, làm ảnh hướng tới quang học của thiết bị đo.
Biểu hiện thường gặp khi nồng độ oxy máu thấp
Thiếu oxy trong máu có thể làm xuất hiện một số triệu chứng như:
- Cảm giác khó thở, hụt hơi.
- Bị ho khan, ho có đờm.
- Da trở nên nhợt nhạt, niêm mạc có màu xanh.
- Bị tím ở môi và đầu ngón chân, đầu ngón tay.
- Nhịp tim nhanh hoặc chậm hơn bình thường.
- Suy giảm trí nhớ, thường bị nhầm lẫn, đầu óc mơ hồ, lú lẫn.
Cách làm tăng chỉ số SpO2
Để cải thiện chỉ số SpO2, người bệnh nên:
– Điều trị, kiểm soát tốt các bệnh nền, đặc biệt bệnh lý phổi mạn tính.
– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học.
– Không hút thuốc lá, uống rượu bia, hay các chất kích thích.
– Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên dựa theo sức khỏe.
– Luyện tập hít thở sâu đúng cách.
– Tăng chất lượng không khí của không gian tại nhà.
Các đối tượng nào cần theo dõi kỹ chỉ số SpO2?
Ngoài những bệnh nhân mắc bệnh lý về hô hấp, các đối tượng sau cũng cần theo dõi kỹ chỉ số SpO2:
- Bệnh nhân đang thực hiện phẫu thuật.
- Người đang mắc Covid-19.
- Bệnh nhân bị suy hô hấp, hay tụt huyết áp,…
- Người có cơn hen phế quản.
- Người có đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đợt cấp suy tim,…
- Người mắc bệnh nặng và đang hồi sức như đột quỵ não, nhược cơ,…
- Trẻ bị sinh non hoặc trẻ đang gặp các vấn đề về đường hô hấp.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về Chỉ số SpO2 là gì cùng các vấn đề liên quan khác. Mong rằng bài viết hữu ích với các bạn, để các bạn nắm rõ lượng oxy trong máu và có phương án xử lý kịp thời khi gặp tình trạng xấu.