Chỉ số Sgot là gì và khi nào cần phải đi làm xét nghiệm

Sgot là gì? Khi nào thì cần làm xét nghiệm? Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn hiện nay. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Sgot là gì?

Sgot hay còn gọi là AST (Aspartate amino Transferase) là một loại enzyme có nhiều ở các tế bào của gan và thận. Đồng thời có một lượng nhỏ chất này được tìm thấy trong cơ tim và cơ bắp. Đối với những người bình thường có sức khỏe tốt mức Sgot ở trong máu thường thấp. Trong trường hợp các tế bào gan bị tổn thương thì khi làm xét nghiệm máu nồng độ Sgot cao hơn bình thường, khi đó nó sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện những tổn thương của gan.

Sgot là gì

Sgot là gì

Xét nghiệm ast là gì? Nó thực chất là xét nghiệm máu nhằm mục đích xác định mức độ hoạt động của gan bằng cách đo mức aspartate aminotransferase trong máu.

Chỉ số Sgot tăng cao có nguy hiểm không

Men gan Sgot do gan tạo ra thường có một hàm lượng cố định trong máu, chỉ số bình thường sẽ nhỏ hơn 40 U/L. Khi gan bị tổn thương, hàm lượng men gan tăng cao, các mức độ của nó sẽ như sau:

  • Nếu chỉ số tăng từ 1 – 2 lần: là ở mức độ nhẹ.
  • Nếu > 2 – 5 lần: là tăng ở mức độ trung bình.
  • Nếu tăng > 5 lần là tăng ở độ nặng.

Chỉ số ast là gì

Chỉ số ast là gì

Trong trường hợp người bệnh bị viêm gan cấp các men này sẽ tăng cao sau đó giảm dần và trở lại mức bình thường trong khoảng từ 1 – 4 tháng. Tuy nhiên nếu các men này tiếp tục tăng cao và kéo dài hơn 6 tháng thì có thể là biểu hiện của một viêm gan mạn tính. Vì thế bạn cần phải theo dõi định kỳ, kiểm tra men gan mỗi 6 tháng 1 lần.

Một số trường hợp viêm gan cấp tính, viêm gan tối cấp hoặc ung thư gan sẽ khiến cho lượng men gan tăng nhanh một cách đột biến, có khi lên tới tận 5.000UI/L. Đây là dấu hiệu được dùng trong chẩn đoán bệnh nhưng bên cạnh đó còn phải làm thêm một số xét nghiệm khác để phối hợp phân tích chẩn đoán.

Chỉ số Sgot nói riêng và men gan nói chung tăng cao còn do nhiều nguyên nhân khác như do viêm gan A, viêm gan C, viêm gan hay xơ gan do rượu và một số bệnh lý về gan khác gây nên. Vì vậy để chắc chắn hơn về tình trạng bệnh, bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và thực hiện thêm một số xét nghiệm để kịp thời phát hiện bệnh.

>>>> Tham khảo thêm: Chỉ số MPV là gì? Sức khỏe ảnh hưởng như thế nào nếu MPV thấp?

Khi nào được chỉ định xét nghiệm Sgot

Chỉ số ast là gì

Xét nghiệm ast là gì

Các bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm Sgot đối với các bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn chức năng gan như:

  • Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chóng mặt.
  • Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn và nôn,…
  • Bụng sưng hoặc đau, đau hạ sườn phải.
  • Vàng da, vàng móng tay, nước tiểu sẫm màu, phân có màu nhạt lẫn máu.
  • Nổi mẩn ngứa khắp cơ thể, ngứa da.

Ngoài ra, xét nghiệm Sgot còn được chỉ định sử dụng phối hợp với các xét nghiệm khác ở những người có nguy cơ mắc bệnh gan như:

  • Bệnh nhân mắc bệnh béo phì, tiểu đường.
  • Người từng tiếp xúc với bệnh nhân viêm gan do virus.
  • Cá nhân và gia đình có tiền sử mắc các bệnh gan.
  • Người nghiện bia rượu nặng.
  • Người dùng thuốc mà thuốc có thể làm rối loạn chức năng của gan.

Qua bài viết trên, phần nào bạn cũng hiểu được chỉ số Sgot là gì, mức độ nguy hiểm của nó để từ đó có sự phòng ngừa kịp thời. Nội dung bài mang tính chất tham khảo vì thế nếu gặp triệu chứng nào bất thường hãy đến bệnh viện để kiểm tra và xử lý nhé!

Next Post

Chỉ số ALT là gì và khi nào cần làm xét nghiệm

Chỉ số ALT là gì? Nó cảnh báo vấn đề sức khỏe gì? Đây là câu hỏi nhiều người băn khoăn cần được giải đáp khi được chỉ định thực hiện xét nghiệm này. Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thông tin cụ thể nhé. […]

You May Like