Bệnh cao huyết áp là gì?

Nhâm Nhâm

Cao huyết áp là gì? Có nguy hiểm như thế nào?. Hiện nay có rất nhiều người bị cao huyết áp nhưng không gây ra triệu chứng cụ thể nên rất khó để xác định bệnh.

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì sự tiến triển của bệnh diễn ra âm thầm và không có triệu chứng cụ thể. Hiện nay cao huyết áp ở mức báo động đỏ với hơn 40% người lớn bị tăng huyết áp. Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc phải cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh cao huyết áp.

Cao huyết áp (tăng huyết áp) rất nhiều người không biết bị cao huyết áp cho tới khi vấn đề khác phát triển. Cao huyết áp hầu như phải điều trị suốt đời. Huyết áp là phép đo máu đang di chuyển vào thành động mạch mạnh.

benh-cao-huyet-ap-la-gi

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp là một bệnh lý khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao là một tình trạng bệnh lý phổ biến trong cộng đồng trên thế giới có đến 1,13 tỷ người có huyết áp cao. Tăng huyết áp gây ra những biến chứng nguy hiểm gây ra nhiều áp lực cho tim, tăng gánh nặng cho tim. Cao huyết áp là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như suy tim, bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,… Cao huyết áp thường diễn tiến âm thầm và có thể để lại gánh nặng tàn phế, có thể tử vong nếu không được kịp thời cứu chữa.

Một số loại cao huyết áp

  • Cao huyết áp vô căn hay nguyên phát không có nguyên nhân cụ thể. Bệnh có tính gia đình, có bệnh đái tháo đường đặc biệt khi lớn tuổi. Có các yếu tố khác dễ đưa đến mắc bệnh cao huyết áp như ít vận động thể lực, uống rượu bia nhiều, hút thuốc lá, dư cân hoặc béo phì, thói quen ăn mặn (nhiều muối), có nhiều căng thẳng, áp lực trong cuộc sống.
  • Tăng huyết áp thứ phát là triệu chứng của một số bệnh khác trên thận, động mạch, liên quan đến một số bệnh van tim và một số bệnh nội tiết.
  • Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: huyết áp tâm trương bình thường, chỉ có huyết áp tâm thu tăng
  • Tăng huyết áp khi mang thai: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật

Khi chúng ta bị tăng huyết áp, áp suất máu lưu thông ở động mạch tăng cao gây ra sức ép lên các mô khiến mạch máu bị ảnh hưởng theo thời gian.

Nguyên nhân của gây tăng huyết áp là gì?

  • Khoảng 90% trường hợp huyết áp tăng cao không xác định được nguyên nhân.
  • Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi không có nguyên nhân tăng huyết áp vô căn hay nguyên phát
  • Tình trạng này chiếm khoảng 10% ca bệnh khi xác định có một nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe chúng ta.
  • Các nguyên nhân thường gặp trong tăng huyết áp thứ phát là: hội chứng thận hư, suy thận mãn, viêm cầu thận, hẹp động mạch thận… Bệnh thận là nguyên nhân thường gặp nhất trong tăng huyết áp thứ phát.
  • Một số bệnh lý nội tiết khác cũng khiến huyết áp như cường giáp, suy giáp, bệnh Cushing
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ
  • Bệnh lý tuyến thượng thận một tuyến nội tiết nằm ngay phía trên thận mỗi bên điều hòa muối – nước và huyết áp.
  • Một số loại thuốc khi uống như bệnh Lupus, hen suyễn, dị ứng điều trị bệnh viêm khớp, thuốc kháng viêm hoặc thuốc tránh thai.
  • Tăng huyết áp ở trẻ em hoặc người trẻ huyết áp ở hai tay rất cao, huyết áp ở chân thì thấp. Điều trị bệnh này bằng cách đặt stent trong lòng động mạch chủ đoạn bị hẹp.

Huyết áp cao có thể gây hại cho sức khỏe

Huyết áp cao là khi máu đẩy quá mạnh ép vào thành động mạch.

  • Huyết áp cao làm tăng nguy cơ cơn đau tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, và đột quỵ.
  • Huyết áp cao làm máu đẩy ép vào thành động mạch gây tổn thương cho các thành động mạch hình thành mô sẹo khi nó lành lại làm các động mạch cứng và bị yếu. Huyết áp cao cũng làm cho làm hẹp và làm cứng các động mạch.
  • Nếu bị huyết áp cao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Các biến chứng thường gặp như nhồi máu cơ tim, suy tim, biến chứng ở tim rung nhĩ.
  • Biến chứng ở thận: suy thận mạn giai đoạn cuối phải điều trị thay thế thận, suy thận ở nhiều mức độ khác nhau, ghép thận hoặc chạy thận.
  • Rối loạn cương dương: có kèm đái tháo đường.
  • Biến đổi mạch máu ở đáy mắt do huyết áp cao có thể gây phù nề mạch máu võng mạc, có thể gây xuất huyết, nghiêm trọng hơn là gây mù.
  • Biến chứng ở não: nhồi máu não, suy giảm trí nhớ, xuất huyết não.
  • Bệnh động mạch ngoại biên hai chân gây đau chân khi đi lại, tắc mạch máu nhỏ ở hai chân
  • Huyết áp được phân loại là bình thường, cao, hoặc huyết áp cao. Huyết áp cao được chẩn đoán khi cho thấy huyết áp trên 130/80 mmHg.

Cách để giảm huyết áp cao

Nếu huyết áp quá cao, hãy trao đổi với bác sĩ về bước quý vị có thể thực hiện để giúp giảm huyết áp.

  • Chọn thực phẩm tốt cho tim, giảm huyết áp bằng cách giới hạn lượng natri (muối). Ăn các bữa ăn lành mạnh giúp kiểm soát huyết áp của mình. Chọn thực phẩm nhiều trái cây và rau xanh, sữa ít hoặc không béo, thực phẩm giàu chất xơ, và ít chất béo cũng có thể giúp làm giảm huyết áp. Giảm natri trong chế độ ăn làm giảm sự giữ nước không quá 1.500 mg/ngày. Việc thay đổi tích cực có thể giảm rõ ràng tình trạng cao huyết áp.
  • Tập thể dục thường xuyên hàng ngày giúp tim và các mạch máu hoạt động tốt hơn và khỏe mạnh hơn giúp làm giảm huyết áp
  • Thừa cân khiến dễ bị huyết áp cao, nên duy trì cân nặng có lợi cho sức khỏe làm giảm huyết áp.
  • Ngừng hút thuốc vì hút thuốc làm tăng huyết áp và làm hại đến các mạch máu.
  • Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp.
  • Kiểm soát căng thẳng, căng thẳng dễ làm tim hoạt động vất vả hơn. Cách duy nhất để biết sức khỏe của mình là nên thường xuyên kiểm tra huyết áp.
  • Điều chỉnh thói quen ăn uống của bản thân, kiểm soát cân nặng của mình là một phần trong quá trình kiểm soát huyết áp cao
  • Thay đổi phong cách sống lành mạnh và dùng thuốc có thể được kiểm soát được huyết áp cao

huyet-ap-cao-thuong-se-phai-dieu-tri-suot-doi-neu-nang-phai-dung-kem-thuoc-de-giam-huyet-ap

Huyết áp cao thường sẽ phải điều trị suốt đời, nếu nặng phải dùng kèm thuốc để giảm huyết áp

Tăng huyết áp cần làm các xét nghiệm gì?

Người bệnh tăng huyết áp cần làm xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm tìm nguyên nhân khiến cho huyết áp tăng cao.
  • Xét nghiệm xem mức độ ảnh hưởng của huyết áp lên cơ thể như tim, mạch máu, não, thận và mắt
  • Siêu âm động mạch thận: tìm hẹp động mạch thận
  • Siêu âm động mạch chủ: tìm bệnh hẹp eo động mạch chủ
  • Xét nghiệm chức năng thận albumin niệu, tổng phân tích nước tiểu hormone tuyến thượng thận
  • Siêu âm bụng tổng quát: tìm bệnh lý thận, tuyến thượng thận
  • Chụp CT hoặc MRI bụng tìm u tuyến thượng thận
  • Đo điện tim: phát hiện rối loạn nhịp hoặc thiếu máu cơ tim
  • Siêu âm tim: đánh giá chức năng tim, hở van tim
  • Phân tích nước tiểu, tỷ lệ microalbumin/creatinine niệu
  • Xét nghiệm máu: công thức máu, đường huyết đói, điện giải đồ, acid uric máu, mỡ máu, men gan
  • Phát hiện bệnh lý cầu thận, ống thận
  • Đánh giá ảnh hưởng của huyết áp lên chức năng thận đánh giá độ cứng của mạch máu
  • Chụp võng mạc: phát hiện tổn thương mạch máu đáy mắt

 

Next Post

5 chỉ số viêm gan B bạn cần biết để có cái nhìn khách quan về bệnh

Viêm gan B là một trong những căn bệnh đáng lo ngại của nhiều người. Căn bệnh này có thể lây nhiễm từ người này qua người khác. Vì thế, bạn cần biết rõ 5 chỉ số viêm gan B bạn cần biết để có cái nhìn khách quan về […]