Chỉ số ALT là gì? Nó cảnh báo vấn đề sức khỏe gì? Đây là câu hỏi nhiều người băn khoăn cần được giải đáp khi được chỉ định thực hiện xét nghiệm này. Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thông tin cụ thể nhé.
Chỉ số ALT là gì?
Chỉ số ALT viết tắt của cụm từ Aspartate Amino Transferase, đây là loại enzyme được tìm thấy nhiều nhất trong các tế bào của gan và thận, ngoài ra còn có một lượng nhỏ tồn tại trong cơ bắp và cơ tim của con người.
Chỉ số alt là gì
Xét nghiệm ALT là một loại xét nghiệm máu có chức năng phát hiện các tổn thương gan được gây ra bởi bệnh lý, thuốc, hoặc chấn thương. Các bệnh lý như viêm gan hoặc xơ gan có thể làm giảm chức năng của gan.
Khi chỉ số ALT cao báo hiệu của bệnh gì?
Chỉ số ALT trong máu tăng cao là dấu hiệu cho thấy tế bào gan đã bị viêm, bị tổn thương, đây là tình trạng chung của những bệnh lý về gan. Khi gan bị tổn thương dễ dẫn tới tình trạng men gan trong đó có ALT bị rò gỉ ra bên ngoài xâm nhập vào máu. Chính vì thế, khi cơ thể có chỉ số này trong máu cao có nghĩa là cơ thể bạn đã mắc những bệnh lý liên quan tới gan.
Tuy nhiên, ALT không chỉ xuất hiện ở mình gan mà còn có ở thận, cơ tim và cơ bắp cho nên khi trong máu cao hơn bình thường không phải luôn luôn là dấu hiệu của bệnh gan mà còn có những triệu chứng khác nữa.
>>>> Tham khảo ngay: Chỉ số Sgot là gì và khi nào cần phải đi làm xét nghiệm
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ALT
Xét nghiệm alt là gì
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, việc tiêm thuốc vào mô cơ, những chấn thương ở cơ xương và tim hay tập thể dục gắng sức cũng là một trong các yếu tố làm tăng mức ALT trong máu. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị cũng sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ALT. Điển hình nhất là một số loại thuốc như:
- Thuốc ức chế lên men chuyển hóa angiotensin.
- Thuốc chống co giật.
- Thuốc loại thiazid lợi tiểu.
- Allopurinol.
- Acetaminophen.
- Trifluoperazine.
- Metronidazol.
- Thuốc tâm thần.
- Thuốc tránh thai.
Ngoài ra một số loại thực phẩm chức năng cũng được cho là yếu tố liên quan. Chính vì vậy, trước khi làm xét nghiệm bạn cần báo cho bác sĩ về các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang dùng để bác sĩ có những phán đoán chính xác nhất nhé.
Khi nào làm xét nghiệm ALT?
Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm nếu người bệnh có các triệu chứng của bệnh gan như sau:
- Vàng da.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Đau bụng trên góc phần tư bên phải.
- Nước tiểu sẫm màu.
Chỉ số alt cao báo hiệu bệnh gì
Khi gan bị tổn thương sẽ làm nồng độ ALT tăng, xét nghiệm ALT cho biết nồng độ ALT có trong máu nhưng không thể xác định được mức độ gan bị tổn thương ra sao nên sẽ không thể dự đoán được tổn thương gan sẽ tiến triển như thế nào. Chính vì thế xét nghiệm này thường được thực hiện cùng với các xét nghiệm men gan khác để có thể cung cấp cho bác sĩ thông tin cụ thể về tổn thương gan.
Xét nghiệm ALT cũng được sử dụng để:
- Theo dõi tiến triển của bệnh gan như viêm gan hoặc suy gan.
- Kiểm tra, đánh giá xem khi nào thì nên bắt đầu áp dụng các phương pháp điều trị bệnh gan.
- Đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị đang được áp dụng.
Với những thông tin trên bạn cũng hiểu được Chỉ số ALT là gì và khi nào thì cần làm xét nghiệm rồi chứ. Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo vì thế nếu gặp triệu chứng nào bất thường hãy đến bệnh viện để kiểm tra và xử lý nhé.