Mỡ máu là chỉ số gì? Mỡ máu bao nhiêu là bình thường?

Nhâm Nhâm

Mỡ máu cao được xem là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm nhất là máu nhiễm mỡ. Vậy mỡ máu là chỉ số gì? Mỡ máu bao nhiêu là bình thường? Tham khảo bài viết sau để có câu trả lời cụ thể.

Ở các nước đang phát triển, bệnh mỡ máu cao đang gây ra những hệ lụy xấu như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não…nhất là máu nhiễm mỡ. Những người thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên những năm gần đối tượng người trẻ mắc căn bệnh này cũng gia tăng và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Triệu chứng bệnh mỡ máu không rõ ràng nên không dễ để nhận biết.

Mỡ máu là một trong những chỉ số sức khỏe quan trọng với mỗi người, mỡ trong máu quá cao sẽ gây ra những bệnh lý nguy hiểm như bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Chỉ số mỡ máu là gì?

Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu, là thành phần quan trọng của máu và các hoạt động sống của cơ thể. Chỉ cố mỡ máu là căn cứ để giúp mọi người xác định sự xuất hiện của căn bệnh máu nhiễm mỡ. Có nhiều loại lipid máu, trong đó quan trọng nhất là cholesterol. Cholesterol cần duy trì ở mức độ ổn định trong máu để các cơ quan sử dụng, bảo vệ tế bào, giúp tổng hợp hormone, đảm bảo cơ thể phát triển và hoạt động bình thường.

Chỉ số mỡ máu là căn cứ để có thể hiểu rõ về bệnh. Cholesterol (cao, thấp, trung bình) chúng ta nhìn vào đó để áp dụng được các biện pháp điều trị đúng lúc và phù hợp.

chi-so-mo-trong-mau

Chỉ số mỡ máu dựa vào 4 chỉ số

Chỉ số mỡ máu dựa vào 4 chỉ số đó là: LDL-cholesterol, HDL-cholesterol, Triglycerid, Cholesterol máu.

Các chỉ số cho thấy mỡ máu bình thường

– Cholesterol máu < 5,2 mmol/L (200mg/dL)

– Triglycerid < 1,7 mmol/L (150mg/dL)

– HDL-cholesterol > 1,03mmol/L (40 mmol/L)

– LDL-cholesterol < 2,58mmol/L (100mg/dL)

Đặc điểm và vai trò của các loại mỡ máu

Cholesterol LDL, còn gọi là cholesterol xấu

Đây được gọi là cholesterol xấu do khi nồng độ chất này trong máu tăng cao. Cholesterol LDL là nguyên nhân gây hẹp tắc mạch máu, cản trở lưu thông máu dễ gây lắng đọng ở thành mạch máu, dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Cholesterol LDL có thể vỡ ra gây hình thành cục máu đông gây bít tắc mạch máu cấp tính. Nồng độ cholesterol xấu cao thì càng dễ khiến cho con người có nguy cơ phải đối mặt với các tai biến mạch máu não và bị nhồi máu cơ tim. Những bệnh nhân có cholesterol LDL cao cần đi bác sĩ khám và điều trị sớm. Cholesterol HDL chiếm khoảng 1/4 – 1/3 tổng nồng độ cholesterol trong máu. Cholesterol HDL tốt có tác dụng vận chuyển chất béo từ máu về cho gan và Cholesterol HDL sẽ hạn chế hình thành xơ vữa động mạch cũng như các biến chứng tim mạch khác.

Cholesterol HDL xấu là do những thói quen lười vận động, béo phì, thừa cân, hút thuốc lá.

Triglycerides

Triglycerides là dạng chất béo trong máu trung tính, tryglicerid có chỉ số bình thường trong máu là 2,26mmol/l, khi chỉ số này cao hơn chứng tỏ mỡ máu cao. Triglycerides thường tăng cao ở những người tăng cholesterol toàn phần. Xét nghiệm mỡ máu giúp chúng ta biết được những nồng độ chất béo của cơ thể và những nguy cơ biến chứng của tim mạch. Bình thường cholesterol toàn phần trong máu nhỏ hơn 5,2mmol/l, cholesterol xấu nhỏ hơn 3,4mmol/l. Nếu như xét nghiệm mà các chỉ số này tăng hoặc giảm so với mức bình thường lúc này được gọi là tăng mỡ máu. Khi nắm được nồng độ các chất béo cụ thể của cơ thể sẽ đó có biện pháp điều trị hoặc thay đổi lối sống phù hợp. Khi một trong ba loại (cholesterol toàn phần, cholessterol xấu và tryglicerit) tăng hơn chỉ số bình thường nghĩa là bạn đang bị tăng mỡ máu. Các chỉ số mỡ máu tăng nhẹ thì bạn có thể tự điều chỉnh về ngưỡng an toàn bằng các chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thể thao. Nếu các chỉ số mỡ máu tăng lên quá cao thì việc điều trị sẽ khó khăn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Bảng chỉ số mỡ máu:

Cholesterol Toàn phần

< 200 mg/dL (5,1 mmol/L): Nồng độ lý tưởng và nguy cơ bệnh động mạch vành thấp.

200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L): Đây là mức cần chú ý nguy cơ bệnh động mạch vành

≥ 240 mg/dL (6,2 mmol/L): đây là hiện tượng mỡ máu tăng cao. Những người có mức độ chỉ số này thường có nguy cơ bị bệnh động mạch vành cao.

Chỉ số cholesterol HDL

  • Khi HDL cholesterol < 40mg ở nam giới và < 50 mg ở nữ giới: Đây là mức cholesterol tốt thấp.
  • Khi HDL cholesterol > 60mg/dL, cholesterol này đang bảo vệ cơ thể tốt trước nguy cơ tim mạch.

Chỉ số cholesterol LDL

LDL Cholesterol (xấu)

< 100 mg/dL (< 2,6 mmol/L): rất tốt

100 – 129 mg/dL (2,6 – 3,3 mmol/L): trong giới hạn

130 – 159 mg/dL (3,3 – 4,1 mmol/L): tăng giới hạn

160 – 189 mg/dL (4,1 – 4,9 mmol/L): nguy cơ cao bị bệnh động mạch vành

≥ 190 mg/dL (4,9 mmol/L): nguy cơ rất cao bị bệnh động mạch vành

Chỉ số Triglycerides trong máu

< 150 mg/dL (1,7 mmol/L): Bình thường

150–199 mg/dL (1,7 – 2,2 mmol/L): mức giới hạn bị bệnh động mạch vành

200–499 mg/dL (2,2 – 5,6 mmol/L): Cao

≥ 500 mg/dL (≥ 5,6 mmol/L): rất cao bị bệnh động mạch vành

Xét nghiệm mỡ máu là gì?

Xét nghiệm mỡ máu (blood lipid test) là các xét nghiệm để bác sĩ kiểm tra nồng độ Cholesterol và Triglyceride HDL-C, LDL-C có trong máu của bạn. Đây là bước rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tim mạch. Mỡ máu bao gồm nhiều thành phần chủ yếu là Cholesterol. Cholesterol là một chất rất quan trọng với cơ thể con người, Cholesterol có mặt trong nhiều bộ phận như cấu trúc màng tế bào và một số hormone giúp chúng ta phát triển và hoạt động khỏe mạnh. Cholesterol lại rất có hại khi gây ra xơ vữa động mạch.

xet-nghiem-mo-mau-la-gi

Xét nghiệm mỡ máu là gì?

Mỡ máu tăng cao khi loại LDL-C tăng và loại HDL-C ( Lipoprotein tỷ trọng cao) giảm. Cholesterol là chất mỡ không hòa tan trong nước nên cần kết hợp với chất dễ tan trong nước như Lipoprotein để dễ dàng di chuyển trong máu. . Cholesterol gây ra nhiều loại bệnh tim mạch nguy hiểm như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim,… Khi xét nghiệm mỡ máu cần phân tích lượng  Cholesterol theo các loại Lipoprotein.

Người nào dễ mắc bệnh mỡ máu?

Những trường hợp dưới đây sẽ có nguy cơ rối loạn mỡ máu cao hơn bình thường:

  • Những người đang mắc bệnh đái tháo đường: giảm HDL- cholesterol đường huyết cao làm tăng LDL – cholesterol.
  • Người hút thuốc lá, tăng huyết áp, béo phì.
  • Béo phì.
  • Gia đình có bệnh sử liên quan đến mỡ trong máu.
  • Ít tập thể dục.
  • Đường huyết cao là nguyên nhân làm giảm tổn hại niêm mạc mạch máu.
  • Chu vi vòng eo lớn: bạn sẽ dễ mắc bệnh
  • Hút thuốc lá gây tổn thương các thành mạch máu
  • Gia đình có người thân bị bệnh tim mạch
  • Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng ăn nhiều chất béo bão hòa chất béo có trong bánh quy.

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh rối loạn mỡ máu

Một số người sẽ không có dấu hiệu còn lại sẽ có những biểu hiện lâm sàng như sau:

  • Huyết áp không ổn định
  • Ăn không tiêu, rối loạn về tiêu hóa,
  • Khi bị rối loạn mỡ máu, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi huyết áp không ổn định choáng váng
  • Chỉ số huyết áp lên xuống thất thường.
  • Mỡ xấu tăng cao khiến mạch máu bị tắc nghẽn tay khiến chân tay bị tê bì các khớp ngón chân, ngón tay rã rời.
  • Bàn tay và bàn chân dễ bị lạnh hơn. nên thăm khám để xác định nguyên nhân sớm.
  • Những cơn đau thắt ngực do rối loạn mỡ máu gây ra tự mất không cần điều trị. Nếu triệu chứng này cứ lặp đi lặp lại bạn có cảm giác khó chịu vùng ngực thì nên đi gặp bác sĩ ngay.
  • Đột quỵ: Bệnh mỡ máu kéo theo chỉ số triglyceride cao cản trở việc lưu thông máu lên não là nguyên nhân dẫn đến các cơn đột quỵ.

 

Next Post

Tỷ lệ oxy trong máu bao nhiêu là bình thường?

Tỷ lệ oxy trong máu rất cần cho sự sống của con người. Đây là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, SpO2 là độ bão hòa oxy trong máu. Ngoài mạch, nhiệt độ, nhịp thở và huyết áp thì chỉ số SpO2 có ý nghĩa quan […]
ty-le-oxy-trong-mau-bao-nhieu-la-binh-thuong

You May Like