Đái tháo đường còn gọi là bệnh tiểu đường được chia thành 3 loại thường gặp gồm tiểu đường type 1, tiểu đường type và tiểu đường thai kỳ đều gây ra nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe. Tiểu đường type 2 chỉ số bao nhiêu là câu hỏi rất nhiều người muốn biết và quan tâm.
Tổng quan về bệnh đái tháo đường
Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mạn tính và hầu như không có cách chữa khỏi hoàn toàn. Là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh như bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận thậm chí là tử vong.
Các loại bệnh tiểu đường chính
Tiểu đường type 1
Thường xuất hiện ở người trẻ và người mắc phải tiêm insulin suốt đời. Khi mắc tiểu đường type 1 cơ thể không sản xuất insulin do hệ miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy. Khi không có insulin, glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến lượng đường huyết tăng cao nguy hiểm cho sức khỏe. Bệnh tiểu đường type 1 nặng hơn type 2, chiến khoảng 10% và đây là bệnh tự miễn dịch nên không có cách chữa trị.
Triệu chứng của tiểu đường type 1:
- Đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm
- Khát nước nhiều và uống nước liên tục
- Sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân
- Cơ thể bị mệt mỏi và suy nhược
- Cảm giác đói liên tục
- Nhìn mờ
Tiểu đường type 2
Bệnh tiểu đường type 2 xảy ra khi cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả khiến lượng đường trong máu tăng cao. Khi glucose không thể vào được tế bào mà sẽ tích tụ trong máu, gây ra mức đường huyết cao. Bệnh tiểu đường type 2 phổ biến hơn chiếm khoảng 90% đến 95% tổng số. Nguyên nhân có thể do di truyền, thừa cân, béo phì, và lối sống ăn uống.
Triệu chứng của tiểu đường type 2:
- Khát nước nhiều
- Đi tiểu nhiều lần
- Mờ mắt
- Chậm lành vết thương
- Da khô, ngứa
- Mệt mỏi, tê bì tay chân
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Gia đình có người thân bị tiểu đường type 2
- Người bị tiểu đường dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng da, nướu, đường tiết niệu và vùng sinh dục.
Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường xảy ra trong thời kỳ mang thai tuần thứ 24 trở lên khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin để điều tiết đường huyết. Tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi và phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc tiểu đường type 2 sau này.
Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ:
Khi bị tiểu đường thai kỳ thường các triệu chứng có thể bao gồm:
- Khát nước nhiều và đi tiểu nhiều
- Mệt mỏi
- Nhiễm trùng nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu
Xem thêm: Chỉ số IQ là gì? Ý nghĩa của chỉ số IQ
Người bị tiểu đường type 2 chỉ số bao nhiêu?
Những người bị tiểu đường type 2 được chẩn đoán dựa trên các chỉ số đường huyết trong máu, theo đó các mức chỉ số chính để xác định bệnh tiểu đường type 2 như sau:
Chỉ số đường huyết lúc đói
- Bình thường: Dưới 100 mg/dL (5,6 mmol/L)
- Tiền tiểu đường: Từ 100 – 125 mg/dL (5,6 – 6,9 mmol/L)
- Tiểu đường: 126 mg/dL (7 mmol/L) trở lên trong ít nhất hai lần đo khác nhau, người đó được chẩn đoán mắc tiểu đường type 2.
Chỉ số đường huyết 2 giờ sau khi uống dung dịch glucose hoặc sau khi ăn
- Bình thường: Dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L)
- Tiền tiểu đường: Từ 140 – 199 mg/dL (7,8 – 11 mmol/L)
- Tiểu đường: 200 mg/dL (11,1 mmol/L) trở lên.
Chỉ số HbA1c
- Bình thường: Dưới 5,7%
- Tiền tiểu đường: Từ 5,7% – 6,4%
- Tiểu đường: 6,5% trở lên trong hai lần xét nghiệm khác nhau.
Chỉ số đường huyết trung bình trong máu trong vòng 2-3 tháng
- Tiểu đường: HbA1c từ 6,5% trở lên khi xét nghiệm tại phòng thí nghiệm cùng với các triệu chứng như khát nhiều, đi tiểu nhiều và giảm cân không rõ nguyên nhân có thể xác định bệnh tiểu đường.
Như vậy dựa vào các chỉ số trên, nếu có chỉ số đường huyết lúc đói từ 126 mg/dL trở lên, chỉ số sau ăn từ 200 mg/dL trở lên hoặc HbA1c từ 6,5% trở lên, bạn có khả năng mắc tiểu đường type 2. Việc chẩn đoán và điều trị sớm tiểu đường type 2 là rất quan trọng để có phác đồ điều trị kịp thời. Nếu có bất kỳ chỉ số nào trong các mức xác định tiểu đường, người bị bệnh này cần điều chỉnh lối sống để giảm nguy cơ bị nặng hơn.
Xem thêm: Chỉ số EQ là gì? Tại sao chỉ số EQ quan trọng?
Cách kiểm soát các chỉ số tiểu đường tuýp 2
Để kiểm soát các chỉ số tiểu đường type 2 hiệu quả người bệnh cần duy trì lượng đường trong máu ở mức an toàn cũng như sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ ngăn ngừa các biến chứng lâu dài:
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, chú ý ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung chất xơ. Hạn chế đường và tinh bột tinh chế, tăng cường rau quả và thực phẩm giàu chất xơ. Ưu tiên các thực phẩm giàu chất béo có lợi như các loại cá, dầu thực vật, sữa ít béo.
- Kiểm soát khẩu phần ăn, nên ăn các bữa nhỏ và điều chỉnh khẩu phần để tránh tăng đường huyết đột ngột.
- Hạn chế muối và các loại gia vị trong bữa ăn.
- Cai hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia.
- Tập thể dục thường xuyên như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc yoga để cải thiện khả năng sử dụng insulin và kiểm soát đường huyết.
- Quản lý cân nặng cơ thể cũng có thể mang lại lợi ích đáng kể để cải thiện mức đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng.
- Kiểm soát căng thẳng vì căng thẳng có thể làm tăng mức đường huyết.
- Hãy đảm bảo bạn có 7-9 giờ giấc ngủ chất lượng mỗi đêm để điều chỉnh đường huyết.
- Theo dõi đường huyết thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định (nếu cần), tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng có thể cần tiêm insulin để kiểm soát đường huyết.
Trên đây Benhvienthammyhanviet.vn đã giải đáp giúp bạn những thông tin về tiểu đường type 2 chỉ số bao nhiêu, các giai đoạn và cách kiểm soát hiệu quả tiểu đường. Bị tiểu đường có nguy cơ tử vong rất cao nên khi phát hiện bị bệnh tiểu đường type 2 nên có phương án điều trị càng sớm càng tốt.