Chỉ số scc là gì? Đối tượng nào cần xét nghiệm chỉ số SCC

Nhâm Nhâm

Hiện nay ung thư tế bào đang ngày một tăng lên, theo nghiên cứu chiếm khoảng 20% trong tổng số bệnh ung thư. Các bệnh ung thư tế bào đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Việc phát hiện sớm và điều trị SCC đang là một trong những vấn đề nhiều người quan tâm.

Chỉ số SCC là gì?

SCC hay còn được gọi là SCCA (Squamous Cell Carcinoma Antigen) Antigen là một loại chất chỉ điểm được sản xuất bởi các tế bào ung thư biểu mô vảy, đặc biệt là ung thư phổi và ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này đo lường mức độ của kháng nguyên SCC trong máu, kháng nguyên ung thư biểu mô tế bào vảy là một nhóm các glycoprotein, thuộc nhóm các chất ức chế serine/ cysteine protease.

Tế bào vảy là một phần của biểu mô da nên ung thư tế bào vảy cũng là một dạng của ung thư da. Tế bào vảy có nhiều ở các cơ quan như phổi, cổ tử cung, bàng quang, thực quản và nhiều cơ quan khác nhau.

chi-so-scc-la-gi-1
Ung thư da tế bào vảy là một trong những loại ung thư da phổ biến

Xem thêm: Chỉ số ung thư phổi gồm các thành phần chính nào?

Xét nghiệm SCC được sử dụng để giúp phát hiện, theo dõi và đánh giá định lượng kháng nguyên ung thư SCCA trong huyết thanh/ huyết tương. Squamous Cell Carcinoma Antigen ở người bình thường khoảng 3ng/ml, khi nồng độ này tăng lên có nghĩa nồng độ kháng nguyên ung thư tế bào vảy cao, đây chính là dấu hiệu nghi ngờ ung thư.

Mặc dù xét nghiệm SCC không phải là phương pháp chẩn đoán chính thức cho ung thư tế bào vảy nhưng có thể được sử dụng để hỗ trợ trong việc phát hiện ung thư, theo dõi điều trị và đưa ra giá trị tham chiếu.

Các bệnh lý ung thư có chỉ số SCC thế nào?

Chỉ số SCC và bệnh lý ung thư ác tính

Ung thư phổi

– Ung thư phổi tế bào vảy: 2,78 ng/mL < chỉ số nồng độ SCC <3,56 ng/mL.

– Ung thư phổi tế bào không nhỏ: 2,66 ng/mL < chỉ số SCC dao động < 3,22 ng/mL.

– Ung thư phổi tế bào lớn: 2,36 ng/mL < chỉ số SCC dao động.

– Ung thư phổi tế bào nhỏ: 2,08 ng/mL < chỉ số SCC dao động < 2,36 ng/mL.

– Ung thư phổi tế bào tuyến: 2,3 ng/mL < chỉ số SCC dao động < 2,84 ng/mL.

Ung thư da tế bào vảy (ung thư da)

 – Ung thư tử cung tế bào vảy: 2,48 ng/mL < chỉ số nồng độ SCC <3,66 ng/mL.

– Ung thư tử cung tế bào vảy tái phát: 3,32 ng/mL < chỉ số SCC dao động < 3,68ng/mL.

Chỉ số nồng độ SCC trong ung thư tế bào vảy mức độ bình thường trong máu thường được coi là dưới 2 ng/ml.

Ung thư bàng quang, dương vật

Chỉ số SCC trong huyết tương tăng lên khoảng 2, 9 ng/mL.

Ung thư vòm họng, ung thư thực quản

Chỉ số SCC trong huyết tương tăng lên khoảng từ 2,54 đến 3,9 ng/ml tùy theo từng giai đoạn của bệnh.

Ung thư đại trực tràng, dạ dày, hậu môn

Chỉ số SCC trong huyết tương tăng lên khoảng 2, 4 ng/mL. Thông thường chỉ số SCC tồn tại trong cơ thể và lưu hành với 1 lượng rất nhỏ khoảng 3ng/ml.

chi-so-scc-la-gi-2
Chỉ số SCC tồn tại trong cơ thể phổ biến khoảng 3ng/ml

Xem thêm: Chỉ số HCT trong máu là gì? Các mức chỉ số HCT bình thường

Đối tượng nào cần xét nghiệm chỉ số SCC?

  • Chỉ số SCC được chỉ định cho những người có nguy cơ cao mắc ung thư tế bào vảy trong bất kỳ cơ quan nào hoặc đã được chẩn đoán trước đó. Người đã được chẩn đoán ung thư tế bào vảy sẽ được theo dõi nồng độ SCC trong máu để có quá trình điều trị.
  • Người có triệu chứng nghi ngờ ung thư tế bào vảy như khối u hoặc vết thương trên da không lành.
  • Người có yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư da tế bào vảy bao gồm người thường xuyên tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc tia cực tím, có làn da sáng màu, có tình trạng miễn dịch suy yếu như HIV/AIDS hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Người làm việc thường xuyên ở môi trường tiếp xúc với hóa chất độc hại, nhiệt độ cao, bức xạ lớn.
  • Người có tiền sử gia đình mắc ung thư da tế bào vảy sẽ có tỷ lệ capo hơn người bình thường.
  • Người có triệu chứng không rõ nguyên nhân như bị giảm cân, mệt mỏi kéo dài có thể cần làm xét nghiệm SCC để đánh giá tình trạng sức khỏe đang mắc phải.
  • Người có vết sần đỏ, ngứa rát hoặc lở loét.
  • Tiết dịch âm đạo bất thường.
  • Người bị nhiễm HPV, Epsteins Bar virus.

Trang thông tin Benhvienthammyhanviet.vn đã giải đáp chi tiết các thông tin về chỉ số scc là gì, đối tượng nào cần xét nghiệm chỉ số SCC đến với bạn đọc. Nhờ vào chỉ số SCC máu chúng ta có thể kịp thời phát hiện căn bệnh ung thư tế bào vảy và có quá trình điều trị phù hợp.

Next Post

Ý nghĩa của chỉ số T-score và Z-score trong đo mật độ xương

Trong đánh giá mật độ loãng xương có hai chỉ số thường được sử dụng là chỉ số T-score và Z-score, mỗi chỉ số có mục đích sử dụng và ý nghĩa khác nhau. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết ý nghĩa của 2 chỉ số này […]
chi-so-t-score-va-z-score

You May Like