Trong đánh giá mật độ loãng xương có hai chỉ số thường được sử dụng là chỉ số T-score và Z-score, mỗi chỉ số có mục đích sử dụng và ý nghĩa khác nhau. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết ý nghĩa của 2 chỉ số này là gì?
Đo mật độ xương là một phương pháp quan trọng trong chẩn đoán và đánh giá nguy cơ loãng xương hoặc gãy xương ở các vị trí dễ bị gãy, như cột sống, hông và cổ tay. Việc đo mật độ xương có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán loãng xương ở giai đoạn sớm dựa vào các chỉ số T-score và Z-score. Bên cạnh đó là xác định nguy cơ gãy xương ở người có mật độ xương thấp (T-score thấp). Dựa trên kết quả đo T-score, bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ gãy xương. Đo mật độ xương còn giúp theo dõi hiệu quả điều trị của các liệu pháp điều trị loãng xương.
Để xác định tình trạng loãng xương, đánh giá mật độ xương, các bác sĩ thường sử dụng chỉ số T-score và Z-score từ kết quả đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA (Dual-energy X-ray Absorptiometry).
Ý nghĩa của các chỉ số T-score và Z-score
Chỉ số T-score:
T-score là chỉ số chủ yếu được sử dụng trong chẩn đoán loãng xương giữa mật độ xương của người được kiểm tra so với mật độ xương trung bình của một người trưởng thành khỏe mạnh. T-score là một chỉ số quan trọng dùng trong y học và thống kê để đánh giá mật độ xương được tính bằng đơn vị độ lệch chuẩn (standard deviation – SD).
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cố T-score được quy định như sau:
- T-score từ -1 trở lên: Xương khỏe mạnh, mật độ xương bình thường.
- T-score từ -1 đến -2.5: Thiếu xương, có mật độ xương thấp, nhưng chưa tới mức loãng xương.
- T-score -2.5 trở xuống: Loãng xương cho thấy mật độ xương rất thấp, có nguy cơ cao bị gãy xương kèm theo gãy xương do giòn yếu.
T-score là chỉ số chính để xác định nguy cơ loãng xương nhất là ở những người trên 50 tuổi. Chỉ số T-score giúp bác sĩ có phương pháp điều trị và phòng ngừa thích hợp.
Xem thêm: Chỉ số HBsAg là gì? Vì sao cần xét nghiệm HbsAg?
Chỉ số Z-score:
Z-score là một chỉ số dùng để đánh giá mật độ xương, so sánh mật độ khoáng xương của người kiểm tra với giá trị trung bình của nhóm người cùng độ tuổi, giới tính và các yếu tố khác. T-score sẽ so sánh mật độ xương với một người trưởng thành khỏe mạnh ở đỉnh cao của mật độ xương còn chỉ số Z-score sẽ giúp phát hiện các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mật độ xương ngoài tuổi tác ảnh hưởng đến sức khỏe xương, như bệnh lý hoặc yếu tố di truyền. Chỉ số phân loại theo Z-score như sau:
- Z-score bình thường: trong khoảng -2.0 hoặc cao hơn (người kiểm tra có mật độ xương bình thường so với người cùng nhóm tuổi).
- Z-score nếu Z-score < -2.0: có mật độ xương thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của người cùng nhóm tuổi.
Theo đó, nếu bạn có chỉ số Z-score < -2.0 có thể cho thấy mật độ xương thấp hơn bình thường có thể các yếu tố khác ngoài tuổi tác như do bệnh lý chế độ dinh dưỡng hoặc thuốc. Trong trường hợp Z-score thấp hơn -2.0, bác sĩ sẽ đánh giá toàn diện tình trạng mật độ xương, thực hiện thêm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị.
Cách để cải thiện chỉ số T-score và Z-score
Hiện nay có nhiều cách để cải thiện T-score và Z-score thông qua các biện pháp giúp tăng cường sức khỏe xương. Một số phương pháp có thể giúp cải thiện mật độ xương và giảm nguy cơ loãng xương bạn có thể thực hiện như sau:
Chế độ ăn giàu canxi và vitamin D
Để cải thiện mật độ xương và hỗ trợ sức khỏe xương, chế độ ăn giàu canxi và vitamin D là rất quan trọng. Canxi là thành phần thiết yếu của xương. Nhu cầu canxi hàng ngày thường là khoảng 1.000–1.200 mg cho người trưởng thành. Các thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa, cá, các loại rau lá xanh đậm như cải bó xôi, cải xanh. Bạn có thể bổ sung ánh sáng mặt trời từ 10-30 phút mỗi ngày trong khoảng thời gian sáng sớm hoặc chiều muộn.
Xem thêm: Hướng dẫn một số cách đo chỉ số mỡ cơ thể chuẩn xác nhất
Bổ sung thực phẩm chức năng
Trong một số trường hợp, nếu không thể đáp ứng nhu cầu canxi và vitamin D qua chế độ ăn uống, có thể tham khảo sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh bổ sung quá mức.
Tăng cường hoạt động thể chất
Tập luyện thể thao thường xuyên đặc biệt là bài tập chịu sức nặng như đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, yoga sẽ giúp tăng cường mật độ xương. Khi xương được chịu áp lực, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng cường sản xuất tế bào xương mới vậy nên các chuyên gia khuyến nghị người lớn nên thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động thể chất mỗi tuần.
Tránh các yếu tố có hại cho xương
Để duy trì sức khỏe xương và cải thiện mật độ xương, việc tránh các yếu tố có hại là rất quan trọng. Bạn có thể cải thiện mật độ xương và giảm nguy cơ loãng xương cũng như gãy xương bằng cách hạn chế hút thuốc và uống rượu vì thuốc lá và rượu đều có tác động tiêu cực đến mật độ xương, làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể tăng nguy cơ gãy xương. Hạn chế caffein và muối vì khi tiêu thụ quá nhiều caffein có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi, caffein và muối nhiều có thể làm tăng thải canxi qua nước tiểu, ảnh hưởng đến mật độ xương.
Sử dụng thuốc điều trị loãng xương
Những người đã được chẩn đoán mắc loãng xương hoặc có nguy cơ cao bị gãy xương bác sĩ có thể kê các loại thuốc để giúp cải thiện mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương.
Theo dõi mật độ xương định kỳ
Việc theo dõi thường xuyên là một phần quan trọng trong việc quản lý sức khỏe xương giúp phát hiện sớm tình trạng loãng xương, ngay cả khi không có triệu chứng rõ ràng.
Bài viết trên trang Benhvienthammyhanviet đã giúp bạn hiểu ý nghĩa của chỉ số T-score và Z-score trong đo mật độ xương mức độ nào bình thường và mức độ nào ổn định. Loãng xương là nguyên nhân chính gây nguy hiểm xương ở mọi người, thường không có dấu hiệu rõ ràng nên để phòng tránh bệnh này tốt nhất bạn nên kiểm tra định kỳ, sống lành mạnh thông qua ăn uống và thể dục.