Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm có thể tiến triển thành xơ gan, suy gan hay ung thư gan đe dọa tính mạng người bị bệnh. Một trong những phương pháp chẩn đoán được áp dụng phổ biến chính là xét nghiệm HbsAg. Vậy chỉ số HBsAg là gì?
Chỉ số HBsAg là gì?
Chỉ số HBsAg (Hepatitis B surface antigen) là một chỉ số trong xét nghiệm viêm gan B, giúp xác định sự có mặt của kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBV) trong máu hay còn gọi là viêm gan siêu vi (VGSV) B. Có 5 loại siêu vi gây viêm gan là HAV (Hepatitis A Virus), HBV (Hepatitis B Virus), HCV (Hepatitis C Virus), HDV (Hepatitis D Virus), HEV (Hepatitis E Virus).
HBsAg là một trong nhiều kháng nguyên của virus viêm gan B thường xuất hiện trong máu khi virus HBV đang hoạt động trong cơ thể. Xét nghiệm HBsAg có thể cho biết liệu một người có đang bị nhiễm HBV hay không và tình trạng nhiễm là cấp tính hay mãn tính.
Chỉ số HbsAg thu được từ việc xét nghiệm máu là một phương pháp quan trọng nhất trong xét nghiệm viêm gan B. Nhờ có xét nghiệm này, bác sĩ sẽ sớm tìm ra phương thức điều trị phù hợp nhất. Xét nghiệm HBsAg là một trong 5 hạng mục cơ bản của xét nghiệm viêm gan B, chỉ số HbsAg chính là giá trị được sử dụng để chẩn đoán và tiên lượng người bị viêm gan B,
Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm có thể phát triển thành suy gan, xơ gan, ung thư gan. Theo số liệu của Liên hợp quốc thì tỷ lệ mắc viêm gan B của Việt Nam nằm trong mức rất cao, với trường hợp mắc chiếm khoảng 10 – 20% trên thế giới. Do đó chẩn đoán và phát hiện sớm viêm gan B sẽ có thêm cơ hội chữa trị và tránh biến chứng nghiêm trọng.
Chỉ số HBsAg không có con số cụ thể mà có dương tính hoặc âm tính, nếu kết quả dương tính thì người đó đang nhiễm virus viêm gan B và cần được điều trị dựa vào mức độ men gan, tuổi tác, tình trạng tổn thương gan để kiểm soát sự phát triển của virus.
Xem thêm: Hướng dẫn một số cách đo chỉ số mỡ cơ thể chuẩn xác nhất
Ý nghĩa của các chỉ số HBsAg
Xét nghiệm HBsAg dương tính (HBsAg+)
Khi kết quả HBsAg dương tính cho thấy cơ thể đã tiếp xúc với virus viêm gan B và đang bị nhiễm virus này. Virus đi vào cơ thể người sau 1-10 tuần hệ miễn dịch sẽ kích hoạt chế độ phòng thủ để chống lại sự tấn công của virus. Nếu HBsAg dương tính kéo dài hơn 6 tháng, người bệnh được coi là nhiễm HBV mãn tính có khả năng gây tổn thương gan lâu dài và dẫn đến các bệnh lý nặng hơn như xơ gan hoặc ung thư gan.
Nếu xét nghiệm HBsAg hiển thị dương tính thì có nghĩa là huyết thanh của người bệnh có sự xuất hiện của virus HBV gây bệnh viêm gan B. Thời điểm virus này đi vào cơ thể người sẽ là sau khoảng 1 – 10 tuần kể từ khi bệnh nhân tiếp xúc với virus. Nhiễm virus viêm gan B có thể là nhiễm mạn tính hoặc cấp tính. Nếu mới nhiễm, xét nghiệm HBsAg sẽ dương tính trong giai đoạn đầu hệ miễn dịch có thể tự loại bỏ virus và sau vài tháng HBsAg có thể trở lại âm tính.
Khi có kết quả HBsAg dương tính, bạn cần làm thêm các xét nghiệm sau để đánh giá chính xác tình trạng nhiễm HBV đến gan ở mức độ nào:
- HBV-DNA: Để xác định lượng virus trong máu và mức độ hoạt động của virus giúp bác sĩ quyết định liệu có cần điều trị hay không.
- Anti-HBc (IgM và IgG): là kháng thể chống lại lõi (core) của virus viêm gan B (HBV), kháng thể này cho biết thời gian bị nhiễm HBV và tình trạng nhiễm cấp tính hoặc mãn tính.
- Anti-HBe và HBeAg: là các chỉ số quan trọng trong việc đánh giá mức độ lây nhiễm và hoạt động của virus viêm gan B (HBV).
- Xét nghiệm chức năng gan (AST, ALT): Để đánh giá mức độ tổn thương gan và theo dõi sức khỏe gan của bệnh nhân. Đây là hai loại enzyme thường có nồng độ cao trong tế bào gan làm tăng chỉ số AST và ALT trong xét nghiệm.
- Siêu âm gan: Để kiểm tra tổn thương hoặc các bất thường trong gan sớm có cách điều trị.
Xét nghiệm HbsAg âm tính (HBsAg-)
Kết quả HBsAg âm tính có nghĩa là trong máu của người đó không có sự hiện diện của kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBV). Cho thấy người đó không bị nhiễm virus viêm gan B tại thời điểm xét nghiệm. Tuy nhiên, để xác định xem người đó đã từng nhiễm và có miễn dịch hay chưa, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm xét nghiệm HbsAb (anti-HBs) để xác định khả năng miễn dịch.
Chỉ số HbsAg ở mức bình thường nếu có kết quả xét nghiệm nhỏ hơn 1.0 SO hoặc COI (<1.0), nếu có kết quả xét nghiệm lớn hơn (>1.0 COI hoặc SO) là dương tính với virus.
Xem thêm: Tiểu đường type 2 chỉ số bao nhiêu? Cách kiểm soát hiệu quả
Tầm quan trọng của xét nghiệm HBsAg
Xét nghiệm HBsAg có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện và phòng ngừa viêm gan B.
Phát hiện nhiễm viêm gan B sớm
Xét nghiệm HBsAg là phương pháp chính để chẩn đoán viêm gan B ở người chưa từng nhiễm. Nếu HBsAg dương tính, điều này cho thấy người đó đã bị nhiễm virus. Việc phát hiện sớm giúp có kế hoạch điều trị và theo dõi phù hợp.
Xác định tình trạng nhiễm bệnh viêm gan B mãn tính
Nếu bị nhiễm HBsAg dương tính trong hơn 6 tháng có nghĩa bệnh nhân ở tình trạng nhiễm HBV mãn tính, có nguy cơ tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan. Cần theo dõi tiến triển bệnh ở người đang điều trị viêm gan B mãn tính để can thiệp kịp thời.
HBsAg dương tính có khả năng lây truyền cho người khác
Người có HBsAg dương tính có khả năng lây truyền virus qua máu, dịch cơ thể, từ mẹ sang con trong thai kỳ. HBsAg dương tính tồn tại trong cơ thể sẽ có khả năng lây truyền cho người khác, nếu bạn hoặc người thân có HBsAg dương tính, nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
Quyết định tiêm phòng hoặc tự miễn dịch
Xét nghiệm HBsAg giúp đưa ra quyết định đúng đắn về việc tiêm vaccine hoặc tự miễn dịch, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
Bài viết trên Benhvienthammyhanviet đã giải đáp đến bạn đọc chi tiết khái niệm chỉ số HBsAg là gì, vì sao cần xét nghiệm HbsAg. HBsAg là bệnh lây lan mạnh qua đường máu, dịch tiết và từ mẹ sang con nên chúng ta cần nhận thức rõ về mức độ nghiêm trọng của bệnh này để thực hiện các biện pháp kiểm tra và điều trị đúng hướng.