Những thông tin cần nắm về gây tê ngoài màng cứng

Hiện nay với sự tiến bộ của y học, các bà mẹ thường chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng làm giảm cơn đau khi sinh. Vậy gây tê ngoài màng cứng là gì? Và liệu gây tê ngoài màng cứng có tác hại nào không? Các bà mẹ hãy cùng tìm hiểu nó qua bài viết dưới đây.

1. Gây tê ngoài màng cứng là gì?

Gây tê ngoài màng cứng hay còn được gọi gây tê trong khi sinh nhằm giúp các bà mẹ tránh khỏi cơn đau dữ dội hơn khi sinh con. Gây tê ngoài màng cứng được thực hiện bằng cách tiêm thuốc tê vào vùng khoang ngoài màng cứng (vùng xoang ngoài tủy). Thuốc bắt đầu từ đốt sống rồi lan sang hai vùng phụ cận xung quanh gây tê liệt các bộ phận chịu áp lực khi chuyển dạ nhằm giảm cơn đau khi chuyển dạ. Phương pháp này áp dụng được cho cả sinh mổ và sinh thường.

Bạn đã hiểu rõ khái niệm gây tê ngoài màng cứng chưa?

Bạn đã hiểu rõ khái niệm gây tê ngoài màng cứng chưa?

2. Phương pháp gây tê ngoài màng cứng

Khi sản phụ đã lựa chọn tiến hành gây tê ngoài màng cứng thì cần đợi cổ tử cung giãn ra đến 4 – 5 cm bác sĩ sẽ tiến hành gây tê. Sau đó:

  • Sản phụ cần nằm nghiêng, cuộn tròn người hay ngồi ở mép giường theo chỉ dẫn của bác sĩ;
  • Sát trùng vùng lưng của sản phụ;
  • Tiêm thuốc tê vào vùng lưng dưới của sản phụ;
  • Một ống thông được luồn qua kim, thực hiện rút kim và cố định ống thông;
  • Xác định vị trí ngoài màng cứng tại cột sống bằng cách tiêm thuốc tê thử nghiệm;
  • Thực hiện truyền đủ liều thuốc tê khoang ngoài màng cứng đồng thời cần quan sát liên tục tình trạng của sản phụ và thai nhi;
  • Sản phụ sẽ tiếp tục được truyền thuốc tê theo đúng liều lượng chuẩn trong toàn bộ quá trình sinh nở;
  • Sau khi sản phụ sinh con hoàn tất, ống truyền sẽ được tháo bỏ nhưng với trường hợp sinh mổ thì ống truyền được giữ lại để làm giảm cơn đau sau phẫu thuật.

3. Gây tê màng cứng có tác hại gì?

Đối với sản phụ: Gây tê ngoài màng cứng hiện nay vẫn chưa có tác hại cụ thể nào nhưng cũng như các thủ thuật y khoa khác thì gây tê ngoài màng cứng vẫn có vài tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra. Và gây tê ngoài màng cứng có các tác dụng phụ nào chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ ở phần dưới. Đồng thời các tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng đều có thể được điều trị thậm chí loại bỏ chúng.

Đối với thai nhi: Hoàn toàn vô hại đối với thai nhi.

4. Tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng

Những tác dụng phụ có thể gặp của phương pháp gây tê ngoài màng cứng là gì?

Những tác dụng phụ có thể gặp của phương pháp gây tê ngoài màng cứng là gì?

Hạ huyết áp

Đây là tác dụng phụ hay gặp nhất vì dây thần kinh điều khiển mạch máu chịu ảnh hưởng của thuốc tê. Điều này dẫn đến cơ thể sản phụ cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, choáng váng như sắp ngất xỉu.

Mất kiểm soát bàng quang

Vì gây tê ngoài màng cứng phân tán thuốc tê lên các dây thần kinh xung quanh nên các sản phụ sẽ mất cảm giác đối với bàng quang khi đầy nước tiểu. Lúc đó bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu cho sản phụ. Và sau khi hết thuốc tê thì sẽ lấy lại cảm giác.

Ngứa da

Do sử dụng đồng thời thuốc giảm, thuốc gây tê trong gây tê ngoài màng cứng nên cho da sản phụ bị ngứa và nó được điều trị dễ dàng.

Buồn nôn

Tình trạng này có thể điều trị bằng cách uống thuốc chống nôn trong trường hợp huyết áp của sản phụ giữ vững ở mức bình thường. Tác dụng phụ này có thể xảy ra do dị ứng thuốc mê.

Nhiễm trùng

Sau vài tuần gây tê ngoài màng cứng, sản phụ có thể bị nhiễm trùng ở vị trí tiêm dẫn đến việc bọc mủ. Nghiêm trọng là dây thần kinh bị tổn thương dẫn đến liệt hai chi dưới.

Tụ máu ngoài màng cứng

Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm và hiếm gặp xảy ra do các mạch máu trong khoang ngoài màng cứng bị xuất huyết dẫn đến hình thành khối tụ máu gây chèn ép tủy sống của sản phụ dẫn đến liệt hai chi dưới.

Hy vọng rằng thông qua những chia sẽ trên đây có thể giúp được các bà mẹ có thêm nhiều hiểu biết về gây tê ngoài màng cứng và những sự lựa chọn chính xác.

Next Post

Thẩm mỹ căng da mặt tự nhiên cần lưu ý những gì?

Thẩm mỹ căng da mặt hiện nay dần trở nên được ưa chuộng đối với hầu hết chị em phụ nữ. Vì sợ một ngày nào đó làn da của bản thân sẽ dần trở nên xấu đi và xuất hiện nhiều khuyết điểm. Vậy hiện nay có những phương […]
nhung-dieu-can-luu-y-khi-tham-my-cang-da-mat