Chỉ số PCI là gì? Mục đích và phương pháp xây dựng chỉ số PCI

Phương

Chỉ số PCI được công bố lần đầu tiên vào năm 2005 và đến nay có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư tại các địa phương. Vậy chỉ số PCI là gì?

Chỉ số PCI là gì?

PCI là viết tắt của cụm từ Provincial Competitiveness Index, có nghĩa là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Chỉ số này được dùng để đánh giá và xếp hạng các chính quyền cấp tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành trong kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh.

Ở nước ta, PCI được công bố thí điểm lần đầu tiên với 42 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2005. Đến năm 2006, chỉ số PCI được áp dụng cho tất cả các tỉnh thành tại Việt Nam và các chỉ số thành phần cũng được tăng cường thêm vào năm này.

Chỉ số PCI do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện nghiên cứu với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam. Chỉ số PCI cao cũng đồng nghĩa với việc tỉnh đó có kết quả điều hành kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển doanh nghiệp dân doanh tốt.

Chỉ số PCI là gìChỉ số PCI là gì? Mục đích và phương pháp xây dựng chỉ số PCI

Xem thêm: Những điều cần biết về chỉ số LDL là gì?

Mục đích của chỉ số PCI là gì gì?

Chỉ số PCI được xây dựng với các mục đính chính, bao gồm:

  • Việc xây dựng chỉ số PCI không nhằm mục đích nghiên cứu khoa học đơn thuần hoặc để so sánh giữa các tỉnh có điểm số PCI cao hay thấp. Mục đích chính của việc xây dựng chỉ số PCI là để tìm hiểu và lý giải vì sao một số tỉnh, thành phố lại có thể vượt lên các tỉnh, thành phố khác về phát triển kinh tế tư nhân, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế.
  • Nguồn kết quả PCI được công bố hàng năm sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố và các nhà hoạch định chính sách. Từ đó có thể xác định những điểm nghẽn trong điều hành kinh tế và đưa ra được những giải pháp phù hợp để tiến hành hoạt động phát triển kinh tế hiệu quả nhất.

Đặc trưng của chỉ số PCI

Chỉ số PCI gồm 10 chỉ số thành phần. Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có:

  • Chi phí gia nhập thị trường thấp.
  • Chi phí không chính thức thấp.
  • Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định.
  • Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai.
  • Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng.
  • Chính sách đào tạo lao động tốt.
  • Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp.
  • Môi trường cạnh tranh bình đẳng.
  • Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao.
  • Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và duy trì được an ninh trật tự.

Chỉ số PCI là gìChỉ số PCI là gì? Mục đích và phương pháp xây dựng chỉ số PCI

Xem thêm: Tìm hiểu ý nghĩa của chỉ số EOS trong máu là gì?

Phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Chỉ số PCI được tiếp cận, xây dựng từ chính thực tiễn của nước ta và thiết kế theo hướng các tỉnh, thành phố có thể dễ dàng áp dụng các biện pháp cải cách trong điều hành kinh tế. Phương pháp xây dựng PCI gồm 3 bước sau:

– Bước 1: Thu thập thông tin từ dữ liệu điều tra và các nguồn dữ liệu đã công bố khác

Để đảm bảo tính khách quan, dữ liệu được thu thập từ 2 nguồn:

  • Thông qua các nguồn đã được công bố: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tòa án nhân dân Tối cao và trang thông tin của các tỉnh, thành phố.
  • Thông qua nguồn điều tra, khảo sát bằng thư đến hàng chục ngàn doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đang hoạt động trên 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Doanh nghiệp được lựa chọn để điều tra, khảo sát mang tính ngẫu nhiên nhưng vẫn đảm bảo là đại diện tương đối chính xác cho toàn bộ những doanh nghiệp khác trên địa bàn một tỉnh với đặc điểm như lĩnh vực hoạt động, ngành nghề, loại hình và tuổi doanh nghiệp…

– Bước 2: Tính toán 10 chỉ số thành phần và xây dựng trên thang điểm 10

Các chỉ tiêu sau khi thu thập sẽ được chuẩn hóa theo thang điểm 10. Theo đó, điểm 10 là tốt nhất và điểm 1 là kém nhất.

Chỉ số thành phần = 40% × trung bình các chỉ tiêu “cứng” (chỉ tiêu đã được các bộ ngành công bố) + 60% × trung bình cộng các chỉ tiêu “mềm” (chỉ tiêu thu được qua khảo sát PCI).

– Bước 3: Gán trọng số và tính điểm số PCI tổng hợp gồm điểm trung bình có trọng số của 10 chỉ số thành phần trên thang điểm tối đa 100.

Ở bước này, chỉ số thành phần được gán thêm trọng số. Có ba mức trọng số lần lượt là thấp (5%), trung bình (10%) và cao (15 – 20%), thể hiện mức đóng góp và tầm quan trọng của từng chỉ số đối với sự phát triển số lượng doanh nghiệp, vốn đầu tư và lợi nhuận. Sau đó, là tính điểm số PCI có trọng số cuối cùng.

Trên cơ sở kết quả điểm số này, thứ hạng các tỉnh sẽ được sắp xếp. Địa phương đứng đầu là nơi có điểm số PCI tổng hợp cao nhất, và đứng cuối là nơi có điểm số PCI tổng hợp thấp nhất.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc đã hiểu được chỉ số PCI là gì cũng như ý nghĩa của chỉ số này đối với việc xây dựng môi trường kinh doanh của mỗi địa phương.

Next Post

Chỉ số TSH là gì và ý nghĩa chỉ số TSH trong tuyến giáp

Chỉ số TSH là một trong các xét nghiệm máu liên quan đến bệnh lý tuyến giáp. Khi nồng độ TSH tăng lên tức là bạn đang bị suy giáp. Vậy chỉ số TSH là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào? Cùng tìm hiểu qua nội dung bên […]

You May Like