Chỉ số cholesterol thường xuất hiện trong các xét nghiệm sinh hóa máu, cho biết về tình trạng cơ thể. Bài viết dưới đây cho bạn biết cho biết chỉ số cholesterol bao nhiêu là cao? Từ đó dự phòng về những bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé.
1. Chỉ số cholesterol là gì?
Trong một số xét nghiệm sinh hóa máu, sẽ có một vài chỉ số liên quan tới cholesterol bao gồm:
- Cholesterol toàn phần: Có giá trị bình thường là < 200 mg/dL.
- LDL (low density lipoprotein cholesterol): lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp, giá trị tối ưu là dưới 100 mg/dL.
- HDL (high density lipoprotein cholesterol): lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao, giá trị tối ưu là > 60 mg/dL.
Theo các chuyên gia sức khỏe, Cholesterol không hoàn toàn là chất có hại trong cơ thể. Đây là một phần trong chất béo thiết yếu cho tế bào trong cơ thể cần có. Cholesterol trong cơ thể sẽ được tạo ra từ gan, hoặc cũng được thu nạp từ thức ăn. Chúng sẽ nhờ vào chất trung gian vận chuyển trong máu đó chính là lipoprotein. Như ở trên đã biết thì khi xét nghiệm chỉ số cholesterol sẽ còn hai chỉ số khác là LDL và HDL. Cụ thể HDL được coi là “cholesterol tốt”, còn LDL là “cholesterol xấu”.
Gọi LDL là “cholesterol xấu” bởi đây là nguyên nhân gây nên tình trạng vữa xơ động mạch, và từ đó dẫn đến một số bệnh lý đe dọa tính mạng cụ thể như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Gọi “cholesterol tốt” khi mà đây là nhân tố quan trọng góp mặt trong nhiều bộ phận, xúc tác để tạo vitamin D với một số hormone,… để cơ thể phát triển và hoạt động khỏe mạnh. Cholesterol chỉ có hại nếu như xảy ra những rối loạn giữa các loại với nhau, nằm ngoài giới hạn cho phép.
Tình trạng mỡ máu cao khi nồng độ mỡ xấu tăng cao, còn nồng độ mỡ tốt giảm, đây chính là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm.
>>> Xem thêm: Chỉ số Bishop là gì? Có ý nghĩa như thế nào trong sản khoa và mẹ bầu?
2. Chỉ số cholesterol bao nhiêu là cao?
Đa số các trường hợp mắc bệnh mỡ máu cao sẽ không có triệu chứng nào rõ rệt. Bởi vậy, để biết được chỉ số cholesterol bao nhiêu là cao thì người bệnh cần phải đi xét nghiệm máu. Ngoài chỉ số cholesterol toàn phần, bạn còn biết về chỉ số LDL, HDL và triglyceride, từ đó đưa ra kết luận về bệnh mỡ máu cao không chính xác hơn.
Theo khuyến cáo, những người trên 20 tuổi thì 5 năm nên đi xét nghiệm mỡ máu 1 lần. Còn với những người có nguy cơ cao như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch… thì nên xét nghiệm thường xuyên hơn là ít nhất 1 năm/lần. Bảng chỉ số mỡ máu dưới đây giúp bạn đánh giá được chỉ số cholesterol bao nhiêu là cao:
LOẠI MỠ TRONG MÁU | MỨC BÌNH THƯỜNG | MỨC CAO |
Cholesterol toàn phần | <200mg/dl (<5,2mmol/l) | >240mg/dl (>6,2mmol/l) |
LDL (mỡ xấu) | <100mg/dl (<2,6mmol/l) | >160mg/dl (>4,1mmol) |
HDL (mỡ tốt) | >=60mg/dl (>1,5mmol/l) | <40mg/dl (<1,0mmol/l) |
Triglycerid | <150mg/dl (<1,7mmol/l) | >200mg/dl (>2,3mmol/l) |
Bảng chỉ số mỡ máu ở mức bình thường và mức cao (cảnh báo nguy hiểm)
Ngoài chỉ số cholesterol vượt ngưỡng an toàn thì cần kết hợp những chỉ số dưới đây để báo hiệu về bệnh mỡ máu đang ghé thăm bạn đó nhé:
- Cholesterol toàn phần > 5,2mmol/l
- LDL > 2,6mmol/l
- Triglycerid > 1,7mmol/l
- HDL < 1,5 mmol/l
Tùy thuộc thể trạng, giới tính mỗi người sẽ có giới hạn về các chỉ số trên khác nhau.
3. Chỉ số cholesterol cao thì nên làm gì để an toàn?
Chỉ số cholesterol cao liên quan đến bệnh mỡ máu, nếu kéo dài mà không có biện pháp điều trị cụ thể sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe. Việc cần thiết đó là đưa chúng về ngưỡng an toàn bằng các cách dưới đây:
3.1 Kiểm soát chế độ ăn uống
Thay vì những bữa ăn có chứa chất béo thì bạn hãy thực hiện một chế độ ăn nhiều rau xanh, đồ luộc. Từ bỏ thói quen ăn cay nóng bởi những thực phẩm này sẽ làm giảm khả năng chuyển hóa chất béo trong cơ thể bạn.
>>> Tham khảo thêm: Chỉ số MCH là gì? Những phản ánh về chỉ số MCH cao hay thấp
3.2 Tăng cường vận động thể dục, thể thao
Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày là cách rất tốt giúp cho cơ thể được đốt cháy lượng mỡ thừa hiệu quả. Biện pháp này gius đưa chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn.
3.3 Tránh xa rượu bia, chất kích thích
Tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích bởi đây chính là nguyên nhân làm giảm khả năng chuyển hóa mỡ ở gan. Tình trạng chất béo tích tụ lâu ngày khiến cho máu và gan đều bị nhiễm mỡ. Bởi vậy, với những người đã có lượng mỡ máu cao cần tuyệt đối kiêng những loại đồ uống gây hại đó nhé.
Bài viết trên đây cập nhật thông tin liên quan về chỉ số Cholesterol cao và các biện pháp khắc phục để cải thiện sức khỏe. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan khác nhé. Chúc bạn sức khỏe!