Mỗi người có chỉ số huyết áp khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, thể trạng và lối sống. Việc đo và theo dõi huyết áp thường xuyên là cách tốt nhất để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về ý nghĩa của chỉ số huyết áp để biết đâu là chỉ số huyết áp bình thường và đâu là chỉ số huyết áp cao.
Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch khi tim bơm máu đi khắp cơ thể giúp máu lưu thông đến các mô cung cấp oxy và dưỡng chất cho cơ thể. Chỉ số huyết áp là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe và là một trong những yếu tố hàng đầu để đánh giá tình trạng bệnh lý liên quan đến hệ tim mạch và các cơ quan khác trong cơ thể.
3 chỉ số trên máy đo huyết áp là gì?
Bảng chỉ số huyết áp tham khảo dựa trên Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ giúp đánh giá tình trạng huyết áp của mỗi người:
Chỉ số huyết áp được đo bằng 3 giá trị chính:
Huyết áp tâm thu (systolic pressure): Là áp lực trong động mạch khi tim co bóp để bơm máu ra khỏi tim, đẩy máu vào hệ tuần hoàn. Đây là chỉ số đầu tiên và thường là số lớn nhất. Đây là chỉ số quan trọng giúp phát hiện nguy cơ tăng huyết áp.
Huyết áp tâm trương: Là áp lực trong động mạch khi tim ở trạng thái nghỉ giữa các lần co bóp, ví dụ 120/80 mmHg, 80 là huyết áp tâm trương. Đây là chỉ số thứ hai và thường là số nhỏ hơn.
Nhịp tim (Pulse Rate): Là số lần tim đập trong một phút (thường ký hiệu là “PR” hoặc “Pulse”) giúp đánh giá hoạt động của tim có khỏe mạnh hay không.
Ví dụ về kết quả trên máy đo huyết áp:
- 120 / 80 mmHg, 75 bpm
- 120: Huyết áp tâm thu
- 80: Huyết áp tâm trương
- 75: Nhịp tim (bpm – beats per minute)
Xem thêm: Chỉ số PDW là gì? Ý nghĩa chỉ số PDW trong xét nghiệm máu
Bảng chỉ số huyết áp bình thường
Phân loại | Huyết áp tâm thu (mmHg) | Huyết áp tâm trương (mmHg) |
---|---|---|
Huyết áp bình thường | < 120 | < 80 |
Tiền tăng huyết áp | 120 – 129 | < 80 |
Tăng huyết áp độ 1 | 130 – 139 | 80 – 89 |
Tăng huyết áp độ 2 | ≥ 140 | ≥ 90 |
Tăng huyết áp nguy cấp | > 180 | > 120 |
Chỉ số huyết áp theo độ tuổi tham khảo:
Độ tuổi | Huyết áp tâm thu | Huyết áp tâm trương |
---|---|---|
Dưới 20 | 105-120 | 65-80 |
20-39 | 110-130 | 70-85 |
40-59 | 120-140 | 75-90 |
60 trở lên | 130-145 |
80-90 |
Ý nghĩa của các chỉ số huyết áp
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), các mức huyết áp được phân loại dựa trên chỉ số huyết áp tâm thu (số đầu tiên) và huyết áp tâm trương (số thứ hai), cụ thể như sau:
Huyết áp bình thường: là mức huyết áp dưới 120/80 mmHg được coi là lý tưởng cho sức khỏe tim mạch, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Huyết áp bình thường giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà không gây áp lực quá mức lên mạch máu và tim.
Tiền tăng huyết áp (cần theo dõi): Tâm thu từ 120-129 mmHg và tâm trương dưới 80 mmHg. Đây là là giai đoạn chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ để được chẩn đoán là tăng huyết áp. Tiền tăng huyết áp là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ cao hơn bình thường, cần theo dõi định kỳ sức khỏe và thay đổi lối sống ăn uống lành mạnh, giảm muối để duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý. Theo dõi huyết áp thường xuyên để có kế hoạch điều chỉnh nếu cần thiết ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp.
Tăng huyết áp độ 1: Đây là giai đoạn đầu của tăng huyết áp khi tâm thu từ 130-139 mmHg hoặc tâm trương từ 80-89 mmHg. Tăng huyết áp độ 1 có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, đột quỵ nếu không được điều trị kịp thời. Người mắc tăng huyết áp độ 1 cần có chế độ ăn uống lành mạnh, giảm cân, giảm căng thẳng, sử dụng thuốc nếu cần để hạ huyết áp. Nên theo dõi huyết áp thường xuyên để ngăn ngừa tiến triển thành tăng huyết áp độ 2.
Tăng huyết áp độ 2: Là giai đoạn nghiêm trọng hơn của tình trạng tăng huyết áp, tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc tâm trương từ 90 mmHg trở lên ở mức cao hơn nhiều so với mức bình thường. Tăng huyết áp độ 2 làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận cùng một số vấn đề nghiêm trọng khác. Vì vậy, người mắc tăng huyết áp độ 2 cần điều trị và theo dõi y tế để tránh biến chứng. Tăng huyết áp độ 2 là tình trạng nghiêm trọng cần thay đổi lối sống và điều trị y tế để duy trì sức khỏe tim mạch và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tăng huyết áp nguy cấp: Là tình trạng huyết áp cực kỳ cao đòi hỏi sự can thiệp y tế khẩn cấp để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Cơn tăng huyết áp cấp cứu khi tâm thu trên 180 mmHg hoặc tâm trương trên 120 mmHg. Mức huyết áp này có thể dẫn đến đột quỵ, suy tim, suy thận hoặc các tổn thương nội tạng khác. Tăng huyết áp nguy cấp triệu chứng đi kèm như đau đầu dữ dội, đau ngực, khó thở, yếu cơ, mất thăng bằng.
Xem thêm: Chỉ số SG trong nước tiểu cho biết điều gì?
Theo dõi chỉ số huyết áp có ý nghĩa gì?
Việc theo dõi chỉ số huyết áp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người, dưới đây là các ý nghĩa của việc theo dõi chỉ số huyết áp bạn nên biết:
- Phát hiện và phòng ngừa bệnh tim mạch bao gồm đột quỵ và đau tim.
- Theo dõi huyết áp giúp đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị, bao gồm thuốc và thay đổi lối sống.
- Theo dõi sức khỏe tổng quát ở người có huyết áp bất thường (quá cao hoặc quá thấp) thường có nguy cơ cao đối với nhiều vấn đề sức khỏe khác. Việc theo dõi huyết áp rất cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể và điều chỉnh lại phương thức điều trị.
- Giảm nguy cơ bệnh tim mạch và biến chứng từ bệnh cao huyết áp như đột quỵ, suy tim, bệnh thận và các vấn đề về mạch máu.
- Phát hiện sớm huyết áp ở các nhóm đối tượng người cao tuổi, phụ nữ mang thai.
- Việc theo dõi chỉ số huyết áp có thể giúp bác sĩ đưa ra quyết định điều trị chính xác hơn cho bệnh nhân.
Bài viết trên đây của Benhvienthammyhanviet.vn hi vọng mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích về ý nghĩa chỉ số huyết áp, tầm quan trọng của việc theo dõi huyết áp thường xuyên nhằm phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh lý liên quan đến tim mạch, sức khỏe tổng thể.