Ung thư phổi là một căn bệnh hiểm nghèo và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cao trên toàn thế giới. Việc phát hiện sớm các chỉ số ung thư, trong đó là chỉ số ung thư phổi kịp thời sẽ tăng cơ hội sống sót và cải thiện sức khỏe trong thời gian điều trị.
Ung thư phổi là bệnh lý như thế nào?
Ung thư phổi là một loại ung thư có khối u ác tính tại phổi xuất phát từ các mô phổi theo thời gian khối u này tăng trưởng không kiểm soát về kích thước rồi xâm lấn sang cơ quan khác trong cơ thể. Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến và nghiêm trọng nhất và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư trên toàn thế giới. Ung thư phổi có 2 loại là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Ung thư phổi không tế bào nhỏ là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 85% tổng số ca ung thư phổi. Ung thư phổi tế bào nhỏ có thể được chia thành nhiều loại nhỏ hơn gồm ung thư biểu mô vảy, biểu mô tuyến, và ung thư lớn tế bào.
Ung thư phổi tế bào nhỏ loại này ít phổ biến hơn chiếm khoảng 15% tổng số ca nhưng thường phát triển nhanh và có xu hướng lan rộng sớm di căn sớm hơn so với ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Nguyên nhân của ung thư phổi
- Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu và là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, có khoảng 85% trường hợp ung thư phổi liên quan đến việc hút thuốc.
- Những người tiếp xúc với các chất độc hại khác có nguy cơ cao bị ung thư phổi.
- Yếu tố di truyền khi trong gia đình có người mắc ung thư phổi cũng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh này.
- Những người bị bệnh phổi mãn tính có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn một số cách đo chỉ số mỡ cơ thể chuẩn xác nhất
Hệ thống phân loại chỉ số ung thư phổi
Chỉ số ung thư phổi là một hệ thống phân loại ung thư giúp bác sĩ dựa vào thông tin này để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Chỉ số ung thư phổi chủ yếu được xác định dựa trên hệ thống phân loại TNM bao gồm ba thành phần chính:
T (Tumor) – Khối u
- T0: Không có dấu hiệu của khối u.
- T1: Khối u có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 3 cm và chưa lan ra ngoài phổi.
- T2: Khối u có kích thước từ 3 cm đến 5 cm hoặc có các đặc điểm như xâm lấn ra ngoài phổi.
- T3: Khối u lớn hơn 5 cm hoặc xâm lấn vào các cấu trúc lân cận, như thành ngực hoặc trung thất.
- T4: Khối u đã lan rộng ra các cơ quan lân cận như tim, thực quản hoặc xương.
N (Node) – Hạch bạch huyết
- N0: Không có di căn hạch.
- N1: Di căn tới hạch bạch huyết gần khối u.
- N2: Di căn tới hạch bạch huyết ở giữa ngực.
- N3: Di căn tới hạch bạch huyết ở cả hai bên ngực hoặc hạch bạch huyết xa.
M (Metastasis) – Di căn
- M0: Không có di căn xa.
- M1: Có di căn xa (ví dụ: tới gan, não, hoặc xương).
Các chỉ số xét nghiệm máu tầm soát ung thư phổi phổ biến
- Chỉ số khối u (Tumor Markers)
- Xét nghiệm chức năng gan (Liver Function Tests)
- Xét nghiệm công thức máu
- Định lượng CYFRA 21-1
- Định lượng Pro-GRP
- Định lượng SCC
- Định lượng CEA
- Định lượng NSE
- Xét nghiệm di truyền (Genetic Testing)
- Xét nghiệm hình ảnh
Xem thêm: Chỉ số IQ là gì? Ý nghĩa của chỉ số IQ
Giai đoạn ung thư phổi cần biết
Sau khi xác định các chỉ số T, N, và M, bác sĩ sẽ phân loại giai đoạn ung thư phổi ở các giai đoạn dưới đây:
- Giai đoạn 0: là một giai đoạn rất sớm, khi bệnh chưa lan rộng và có thể điều trị hiệu quả. Khối u chưa xâm lấn và chưa di căn (đôi khi gọi là ung thư tại chỗ). Giai đoạn 0 của ung thư phổi có thể được phát hiện qua các phương pháp hình ảnh như X-quang phổi, CT scan hoặc MRI.
- Giai đoạn I: Khối u nhỏ và chưa di căn đến hạch bạch huyết, giai đoạn này có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời. Tỷ lệ sống sót trong giai đoạn I của ung thư phổi cao, thường trên 70-90% tùy thuộc vào yếu tố ung thư và khả năng phản ứng với điều trị. Chẩn đoán giai đoạn I thường được thực hiện thông qua X-quang phổi, CT scan hoặc MRI. Sinh thiết mô phổi ở thời điểm này cũng sẽ phát hiện được sự hiện diện của tế bào ung thư.
- Giai đoạn II: Khối u lớn hơn và có thể đã di căn đến hạch bạch huyết gần. Bác sĩ thường sẽ chẩn đoán giai đoạn 2 thường thông qua X-quang phổi, CT scan hoặc MRI để xác định kích thước và vị trí của khối u cũng như tình trạng hạch bạch huyết. Giai đoạn 2 của ung thư phổi là một giai đoạn tiến triển nhưng vẫn có thể điều trị hiệu quả.
- Giai đoạn III: Khối u đã lan rộng ra các hạch bạch huyết lân cận và có thể xâm lấn vào các cấu trúc xung quanh. Giai đoạn III của ung thư phổi là một giai đoạn tiến triển hơn, triệu chứng ở giai đoạn III thường trở nên rõ ràng và nghiêm trọng. Giai đoạn III có tỷ lệ sống sót tương đối thấp hơn so với các giai đoạn sớm.
- Giai đoạn IV: Khối u có thể là bất kỳ kích thước nào đã di căn ra ngoài phổi và có thể xâm lấn vào các cấu trúc lân cận như thành ngực, màng phổi hoặc các cơ quan khác. Triệu chứng ở giai đoạn IV có thể rất nghiêm trọng, giai đoạn IV của ung thư phổi thường không thể chữa khỏi nên chỉ có thể cải thiện cuộc sống và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Trên đây Benhvienthammyhanviet đã tổng hợp các thông tin về các chỉ số ung thư phổi và giai đoạn của ung thư phổi để bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về căn bệnh này. Nếu thấy có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh ung thư tốt nhất bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn kịp thời.