Chỉ số ORP là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nước. Vậy thực chất chỉ số ORP là gì? Ý nghĩa của chỉ số ORP trong nước như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Chỉ số ORP là gì?
Bên cạnh các chỉ số quen thuộc TSD hay độ pH của nước thì chỉ số ORP cũng là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá nguồn nước. Chỉ số ORP là viết tắt của cụm từ Oxygen Reduction Potential trong tiếng Anh, có nghĩa là khả năng khử các chất oxy hóa của một chất lỏng. Có thể hiểu đơn giản, chỉ số ORP là sự cho đi hoặc tăng điện tử của chất oxy hóa. Chỉ số ORP được đo bằng đơn vị mV.
Đọc thêm: Chỉ số PMI là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số PMI
Ý nghĩa của chỉ số ORP trong nước
Chỉ số ORP có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc kiểm định và ứng dụng nguồn nước trong phần lớn các lĩnh vực từ y tế, sản xuất công nghiệp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chỉ số ORP cho phép chúng ta giám sát việc khử trùng và hàm lượng các chất oxy hóa trong nguồn nước đầu vào và ra. Để từ đó giúp con người kiểm soát và cải thiện chất lượng nước được sử dụng hàng ngày.
Dựa vào chỉ số ORP con người có thể phân nguồn nước thành nhiều loại để phù hợp từng mục đích sử dụng như:
- Sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.
- Sử dụng nước hồ bơi.
- Sử dụng trong y tế.
Xem thêm: Chỉ số OBV là gì? Cách theo dõi chỉ số OBV
Tiêu chuẩn chỉ số ORP trong nước thế nào?
Chỉ số ORP là một công cụ quan trọng đánh giá chất lượng nước. Vậy tiêu chuẩn chỉ số ORP trong nước như thế nào là phù hợp, là an toàn?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, chỉ số ORP tốt cho sứ khỏe con người ở mức < – 500mV. Chỉ số âm càng lớn thì cho thấy độ sạch của nguồn nước càng cao, có lợi cho sức khỏe. Chính điều này giúp con người có thể phòng tránh bệnh tật do sự oxy hóa tạo thành.
Phương pháp bổ sung các chất oxy hóa cho cơ thể
Thức ăn và nước uống là hai nguồn quan trọng để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể con người.
Bổ sung chất chống oxy hóa qua chế độ ăn hàng ngày
- Gạo lứt: Đây được xem là thần dược để chống lại oxy hóa, nó giúp cơ thể trẻ trung, đầy sức sống. Gạo lứt rất dễ tìm mà giá cũng rẻ, vậy nên hãy dùng gạo lứt thường xuyên cơ thể sẽ đầy năng lượng.
- Quả việt quất: Việt quất có tính chống oxy hóa cực cao, điều này thể hiện ngay trên màu tím thẫm của quả. Ăn việt quất có khả năng chống lại quá trình oxy hóa cao hơn táo và chuối.
- Súp lơ: Trong súp lơ có chứa carotenoid, lutein, zeaxanhhin và beta carotene, tất cả đều là những chất chống các chất oxy hóa trong cơ thể.
- Chất oxy hóa khác cũng có thể tìm thấy trong các loại rau, loại củ, quả xanh hoạc chín mọng tự nhiên.
Bổ sung chất chống oxy hóa qua nguồn nước uống hằng ngày
- Nước ion kiềm giàu hydro có chỉ số ORP âm, nó vô cùng có lợi cho sức khỏe nên bạn cần phải bổ sung nguồn nước ion kiềm giàu hydro hằng ngày nhằm tăng cường thêm các chất chống oxy hóa, trung hòa các axit dư thừa trong cơ thể.
- Nước giàu hydro sẽ giúp loại bỏ các gốc tự do có hại được sinh ra trong quá trình chuyển hóa của tế bào và mô, nó giúp tạo bề mặt thông thoáng để tăng oxy, tăng dinh dưỡng. Chính nhờ vậy tế bào sẽ thải ra ít axit lactic, tăng đề kháng và ngăn ngừa lão hóa.
- Hiện nay, các máy lọc nước trên thị trường đều đã được trang bị công nghệ tạo nước kiềm giàu hydro giúp tăng cường các chất chống oxy hóa cho con người khi uống. Các thương hiệu đã áo dụng công nghệ này lên thiết bị máy lọc nước như Kangaroo, Sunhouse, Karofi,…
Cách đo chỉ số ORP
Chỉ số ORP không thể đo bằng mất thường hay dùng thước đo thông thường. Để có thể đo chỉ số ORP trong nước một cách chính xác, chúng ta cân dùng đến thiết bị đo điện áp giữa hai cực tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước là máy đo oxy hóa khử ORP.
Những máy đo ORP sẽ giúp đo nhanh và chính xác chỉ số ORP có trong nguồn nước. Các máu đo ORP thường đo dạng về chủng loại và chúng thường sẽ tích thêm các tính năng như đo nhiệt độ, đô độ pH,…
Trên đây là những chia sẻ về Chỉ số ORP cùng những thông tin liên quan khác mà chúng tôi tổng hợp. Mong rằng bài viết hữu ích giúp các bạn hiểu hơn về nguồn nước cũng như việc nên bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể khỏe hơn.