Chỉ số HCT trong máu là gì? Các mức chỉ số HCT bình thường

Nhâm Nhâm

Các chỉ số máu sau khi xét nghiệm sẽ phản ánh tổng quát và cung cấp nhiều chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe phát hiện sớm các bệnh lý. Có rất nhiều chỉ số trong máu, trong đó có chỉ số HCT, vậy chỉ số HCT trong máu là gì, benhvienthammyhanviet sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết dưới đây.

Chỉ số HCT trong máu là gì?

Chỉ số HCT (Hematocrit) là tỷ lệ phần trăm của thể tích hồng cầu so với tổng thể tích máu. Chỉ số HCT là một chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu, để đánh giá tình trạng sức khỏe và có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến máu và sức khỏe tổng quát. HCT được tính bằng cách chia thể tích của hồng cầu (RBC) cho tổng thể tích máu, thường được biểu thị bằng phần trăm (%). Chỉ số HCT là một chỉ số quan trọng trong việc xác định tình trạng thiếu máu hoặc mất máu.

Nếu kết quả xét nghiệm máu có chỉ số HCT bất thường, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị và kiểm tra thêm nếu cần thiết.

Các mức HCT (Hematocrit) bình thường

Các mức HCT (Hematocrit) bình thường thường được phân loại theo độ tuổi và giới tính:

  • Nam giới trưởng thành: Khoảng 40% – 54%
  • Phụ nữ trưởng thành: Khoảng 36% – 48%
  • Trẻ em và thanh thiếu niên: HCT bình thường: 30 – 44% (tùy theo độ tuổi cụ thể). Trẻ sơ sinh thường có HCT cao hơn, khoảng 45 – 61% vì nhu cầu oxy cao hơn khi còn trong bụng mẹ.
  • Phụ nữ mang thai: mức HCT khoảng 30 – 34% do sự tăng thể tích huyết tương
  • Người cao tuổi: Mức HCT có thể hơi thấp hơn so với người trẻ tuổi vì lão hóa và khả năng sản xuất hồng cầu giảm.

 

chi-so-hct-trong-mau-la-gi
Xét nghiệm HCT là cần thiết để chúng ta theo dõi sức khỏe

Xem thêm: Chỉ số ung thư phổi gồm các thành phần chính nào

Khi nào cần kiểm tra chỉ số HCT?

HCT thường được chỉ định trong nhiều trường hợp khác nhau để đánh giá tình trạng máu và sức khỏe tổng quát. Những dấu hiệu thông báo bạn nên kiểm tra chỉ số HCT:

  • Khi có dấu hiệu thiếu máu bị mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao.
  • Nghi ngờ bệnh lý về phổi hoặc tim đau tức ngực, đặc biệt khi hoạt động thể chất.
  • Trong thời gian mang thai để theo dõi tình trạng hồng cầu vì phụ nữ mang thai dễ bị thiếu máu.
  • Mất nước hoặc sốc do mất máu cần đi kiểm tra vì mất nước có thể làm tăng chỉ số HCT.
  • Trước và sau khi điều trị như trong trường hợp truyền máu, dùng thuốc kích thích tạo hồng cầu các bệnh lý máu.
  • Test chỉ số khi khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ được thực hiện cùng với các chỉ số khác để đánh giá tình trạng máu và sức khỏe tổng thể.
  • Kiểm tra sau khi hiến máu hoặc chấn thương giúp phục hồi nhanh chóng. Kiểm tra HCT thường giúp bác sĩ đánh giá toàn diện hơn về tình trạng sức khỏe hiện tại ảnh hưởng đến máu trong cơ thể ra sao.
  • Nên kiểm tra chỉ số HCT khi có các bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến máu bệnh về gan, thận, xơ gan hoặc suy tủy.
Thời gian mang thai cần kiểm tra chỉ số HCT
Thời gian mang thai cần kiểm tra chỉ số HCT

Xem thêm: Chỉ số HBsAg là gì? Vì sao cần xét nghiệm HbsAg?

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số HCT

Thiếu máu

Thiếu máu do thiếu sắt, thiếu folate, hoặc vitamin B12 có thể làm giảm sự sản xuất hồng cầu, dẫn đến chỉ số HCT thấp. Thiếu máu mạn tính chẳng hạn như bệnh thận.

Tình trạng nước trong cơ thể

Tình trạng nước trong cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số HCT, cụ thể như mất nước và thừa nước. Khi cơ thể thiếu nước chỉ số HCT có thể tăng do lượng huyết tương giảm, làm cho tỷ lệ hồng cầu trong máu tương đối cao hơn. Khi cơ thể thừa nước, HCT có thể giảm do lượng huyết tương tăng khi đó tỷ lệ hồng cầu trong máu sẽ giảm. HCT cao có thể cơ thể bạn đang mất nước nghiêm trọng, cần được điều chỉnh bằng cách bù đủ nước cho cơ thể. HCT thấp có thể cho thấy cơ thể đang bị thừa nước hoặc các vấn đề khác như thiếu máu.

Mang thai

Mang thai ảnh hưởng đáng kể đến chỉ số HCT nhưng số lượng hồng cầu không tăng tương ứng vì cơ thể người mẹ trải qua nhiều thay đổi về khối lượng máu nuôi thai. Trong thai kỳ, dù lượng hồng cầu có tăng nhẹ nhưng mức tăng không bằng lượng tăng của huyết tương dẫn đến tình trạng loãng máu sinh lý và làm giảm chỉ số HCT. Điều này được coi là bình thường trong thai kỳ thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Tuy nhiên, nếu HCT giảm quá thấp, cần kiểm tra và điều trị thiếu máu kịp thời để đảm bảo cho cả mẹ và con.

Bệnh lý liên quan đến tủy xương

Bệnh về tủy xương như bệnh ung thư máu, bệnh bạch cầu, bệnh đa hồng cầu sản xuất hồng cầu quá mức làm suy giảm sản xuất hồng cầu và giảm HCT. Các bệnh lý liên quan đến tủy xương có thể làm cho chỉ số HCT tăng hoặc giảm vì tủy xương là nơi sản xuất hồng cầu. Các bệnh lý về tủy xương thường phải điều trị bằng xạ trị hoặc hóa trị và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu.

Trường hợp này người bệnh cần xét nghiệm HCT và các xét nghiệm khác để bác sĩ theo dõi bệnh lý tủy xương, đề ra phương pháp điều trị phù hợp. Một số bệnh lý khác như Bệnh phổi mạn tính, bệnh tim mạch, bệnh thận cũng ảnh hưởng đến các chỉ số HCT.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc là thuốc hóa trị và một số kháng sinh mạnh, thuốc chống động kinh phenytoin, carbamazepine, thuốc ức chế miễn dịch có thể làm giảm sản xuất hồng cầu và giảm HCT. Việc sản xuất hồng cầu bị suy giảm sẽ làm giảm chỉ số HCT vì lượng hồng cầu trong máu giảm đi.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cần thiết như thiếu sắt, vitamin B12, axit folic có thể gây thiếu máu và giảm chỉ số HCT. Để duy trì chỉ số HCT ổn định bạn cần có chế độ ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa thiếu máu và duy trì sức khỏe.

Bài viết trên giúp bạn hiểu về các chỉ số HCT cùng các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số HCT. Chỉ số HCT trong máu là một thông số quan trọng trong việc đánh giá tình trạng hồng cầu. Tuy nhiên kết quả HCT cần được kết hợp với các chỉ số khác và triệu chứng lâm sàng để bác sĩ đưa ra chẩn đoán và quyết định điều trị phù hợp cho từng trường hợp.

Next Post

Chỉ số scc là gì? Đối tượng nào cần xét nghiệm chỉ số SCC

Hiện nay ung thư tế bào đang ngày một tăng lên, theo nghiên cứu chiếm khoảng 20% trong tổng số bệnh ung thư. Các bệnh ung thư tế bào đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Việc phát hiện sớm và điều trị SCC đang là một trong […]
chi-so-scc-la-gi

You May Like