Bị cao huyết áp có thể dùng thuốc để kiểm soát tình trnagj bệnh hiệu quả, tuy nhiên thực phẩm ăn uống hàng ngày cũng có tác dụng điều chỉnh huyết áp cao. Cao huyết áp nên ăn gì để ngăn ngừa bệnh phát triển?
Ít ai biết rằng việc thực hiện một chế độ dinh dưỡNg phù hợp có hiệu quả để ngăn ngừa bệnh cao huyết áp tái phát.
Một số loại cao huyết áp gồm:
– Cao huyết áp vô căn nguyên phát: Biểu hiện không có nguyên nhân cụ thể
– Tăng huyết áp thứ phát: Tăng huyết áp thứ phát liên quan đến một số bệnh nội tiết, trên thận, động mạch, bệnh van tim
– Tăng huyết áp khi mang thai: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật
Bệnh cao huyết áp nguy hiểm gì?
Cao huyết áp ảnh hưởng đến tim mạch
Khi mắc bệnh cao huyết áp, có đến 95% ca tử vong do bệnh tim mạch đều có nguyên nhân từ việc huyết áp cao. Khi huyết áp cao, áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao nên khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian gây nhiều sức ép hơn đến các mô. Ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tim mạch.
Cao huyết áp gây tổn thương đến thận
Thận cũng đóng vai trò là bộ phận đóng vai trò giữ ổn định huyết áp hoạt động dựa vào các mạch máu khỏe mạch. Những người huyết áp cao gây tổn thương các mạch máu trong thận gây ra suy thận.
Cao huyết áp gây tổn thương tới não bộ
Tai biến mạch máu nào là là một trong những biến chứng hết sức nguy hiểm của bệnh huyết áp cao. Khi các bạn tăng huyết áp, áp lực lên máu lên thành mạch tăng, dẫn đến tai biến mạch máu não. Não bộ hình thành các cục máu đông làm tắc mạch máu, để lại di chứng nặng nề như méo miệng, liệt, nói ngọng.
Cao huyết áp nên ăn gì?
Cao huyết áp nếu có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, người bệnh vẫn có sức khỏe tốt kiểm soát tốt huyết áp không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Cao huyết áp nếu có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Trong thực đơn hàng ngày, người cao huyết áp cần lưu ý đảm bảo:
– Chất đạm
– Chất béo từ 25 đến 30 g, dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, mè, ô liu, hướng dương.
– Muối ăn, bột nêm, nước mắm không quá 6 g.
– Chất xơ từ rau, củ, quả khoảng 30 đến 40 g
– Chất bột đường từ 300 đến 320 g.
– Các loại rau lá xanh
Hãy cân nhắc việc bổ sung các loại rau lá xanh vào chế độ ăn nếu như bạn bị cao huyết áp. Các loại rau lá xanh nổi tiếng với hàm lượng axit folic dồi dào, bổ sung kali cho cơ thể giúp huyết áp giảm. Rau xanh là một nguồn kali phong phú giúp thận đẩy nhanh quá trình đào thải muối trong nước tiểu.
Một số loại ra lá xanh có hàm lượng kali cao đó là:
- Rau diếp
- Cải búp
- Cải xoăn
- Cải cầu vồng
- Rau chân vịt
Đó là những loại thực phẩm giàu kali giúp trung hòa natri trong cơ thể loại bỏ được natri trong thận thông qua đường nước tiểu nên huyết áp sẽ hạ. Bạn nên ưu tiên sử dụng rau tươi các loại rau đóng hộp thường có thêm muối.
Những loại quả mọng
Các loại quả mọng như việt quất dồi dào một hợp chất tự nhiên có tên là flavonoids. Một nghiên cứu cho thấy, thường xuyên bổ sung việt quất sẽ giúp ngăn ngừa cao huyết áp hiệu quả. Các loại quả mọng như quả mâm xôi, quả dâu tây vào thực đơn dinh dưỡng cho người có người bị tăng huyết áp làm món tráng miệng dễ ăn hàng ngày nếu muốn giảm huyết áp.
Các loại quả mọng như việt quất giúp ngăn ngừa cao huyết áp hiệu quả
Khoai tây
Trong khoai tây có chứa hai loại khoáng chất là kali và magiê giúp hạ huyết áp. Thành phần của khoai tây giàu chất xơ cần trong khẩu phần ăn.
Củ dền
Huyết áp cao nên ăn củ dền. Các chuyên gia cũng nhận thấy chất nitrat trong nước ép củ dền có oxit nitric trong củ dền giúp mở các mạch máu và giảm huyết áp.
Sữa tách béo và sữa chua
Sữa và sữa chua giàu canxi và ít chất béo quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của người cao huyết áp. Sữa tách béo cùng sữa chua ăn mỗi tuần có thể giảm 20% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Bạn nên ưu tiên lựa chọn loại ít đường hoặc không đường cho thực đơn hàng ngày.
Sữa không đường là một nguồn dinh dưỡng ít chất béo cung cấp canxi, rất cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày rất hữu ích trong hạ huyết áp. Thay vì ăn các loại sữa có chất béo cao thì bạn nên ăn sữa ít chất béo như sữa chua.
Củ cải đường
Thành phần nitrat có trong nước ép củ cải đường các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những người mắc bệnh tăng huyết áp được cải thiện đáng kể. Người mắc bệnh tăng huyết áp có thể giúp hạ huyết áp sau khi uống nước ép từ củ cải đường. Có thể ép cải đường lấy nước uống hoặc chế biến từ củ cải như món hầm.
Yến mạch
Cao huyết áp nên ăn yến mạch. Thực đơn chắn chắn sẽ không thể thiếu bột yến mạch với hàm lượng chất xơ cao, ít chất béo và muối.
Cháo bột yến mạch
Thực phẩm giàu chất xơ, hàm lượng chất béo và natri thấp thích hợp đối với những người tăng huyết áp. Cháo bột yến mạch là một trong những loại thực phẩm lý tưởng để ăn vào buổi sáng.
Cháo bột yến mạch loại thực phẩm bổ sung năng lượng cho cả ngày dài có tác dụng trong điều trị huyết áp cao. Nên bổ sung thêm các loại quả tươi để ăn kèm với cháo bột yến mạch.
Chuối
Giống như các loại rau lá xanh, chuối cũng rất giàu kali, là nguồn cung cấp Kali cho cơ thể để đào thải muối trong nước tiểu ra ngoài. Những người bị cao huyết áp không thể bỏ qua quả chuối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bạn có thể kết hợp yến mạch và chuối để bổ sung kali cho cơ thể, cũng đủ cho một bữa sáng dinh dưỡng.
Cá béo
Cá là một thực phẩm nằm trong danh sách “Ăn gì để hạ huyết áp?” do có nguồn protein nạc tuyệt vời. Các loại cá béo như cá hồi cá thu, chứa nhiều axit béo omega-3, có thể hạ huyết áp giảm nồng độ triglyceride xấu trong máu.
Cao huyết áp nên ăn các loại hạt
Các loại hạt còn chứa magie và nhiều khoáng chất có tác dụng hạ huyết áp.
Bạn chỉ nên ăn các loại hạt tươi chưa được tẩm muối như hạt dẻ, quả óc chó, hạt bí vừa có thể cứu đói khi buồn miệng vừa có thể giảm huyết áp hiệu quả
Tỏi
Là chứa nitric oxide thúc đẩy giãn mạch thực phẩm cho người cao huyết áp không thể thiếu.
Chocolate đen
Một nghiên cứu cho thấy ăn chocolate đen mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc cao huyết áp.