Chỉ số kali máu là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm kali máu?

hanhthuy

Kali tham gia vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Vậy thực chất chỉ số kali máu là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm kali máu thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số kali máu là gì?

Chỉ số kali máu là cation chính trong tế bào. Kali cũng chính là yếu tố quyết định tính thẩm thấu trong tế bào. Mỗi ngày cơ thể chúng cần nhu cầu kali khoảng 1 mmol/kg, 90% lượng này sẽ được hấp thu thông qua đường thức ăn. Thức ăn nhiều kali gồm các loại trái cây như: cam, bưởi, cà chua, nho khô, lê, chuối,…

Chỉ số kali máu là gì?

Lượng kali dư thừa được bài tiết qua phân và nước tiểu, trong đó 90% bài tiết thông qua thận. Nồng độ kali trong máu thường giữ ổn định, thay đổi không quá 10% trong ngày. Với người khỏe mạnh, thận có thể bài tiết 6mEq /kg /ngày.

Đọc thêm: Chỉ số LYM trong máu là gì?

Ý nghĩa của xét nghiệm chỉ số kali máu

Chỉ số kali trong máu thường là 3.6 – 5.2 mmol/l. Việc thay đổi cân bằng nội môi của kali sẽ liên quan đến các quá trình bệnh lý như tim mạch, thận, hay nội tiết,… Chính vì vậy xét nghiệm máu giúp việc chuẩn đoán tăng hay hạ kali để kịp thời cấp cứu đưa bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch.

Tăng kali máu

Chỉ số Kali máu tăng khi nồng độ máu > 5mmol/l. Tỷ lệ kali máu > 7 mmol/l gây nguy hiểm đến tính mạng.

Xem thêm: Chỉ số Mono trong máu là gì? Xét nghiệm bạch cầu Mono có ý nghĩa gì?

Nguyên nhân tăng kali máu

Nguyên nhân phổ biến nhất của tăng kali máu thường liên quan đến những bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị những bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp, bệnh về tim mạch. Sử dụng thuộc lâu ngày khiến thận phải làm việc nhiều hơn để thải trừ thuốc ra ngoài. Cụ thể là các loại thuốc:

  • Ức chế men chuyển angiotensin (ACEI) như captopril, enalapril, perindopril,…
  • Chẹn angiotensin (ARB) như candesartan, irbesartan, losartan, telmisartan,…
  • Beta-blocker như bisoprolol, nebivolol, propranolol, carvedilol,…
  • Heparin, thuốc chống đông máu.
  • Chống viêm không steroid (NSAIDs) như meloxicam, diclofenac, ibuprofen, indomethacin,…
  • Lợi tiểu tiết kiệm kali như spironolacton, amilorid,…
  • Sử dụng quá nhiều chất bổ sung kali
  • Bệnh tiểu đường loại 1

Biểu hiện lâm sàng của tăng kali máu

Tăng kali máu rất nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng. Biểu hiệu lâm sáng thường tại các cơ bắp và tim:

  • Có hiện tượng co cứng cơ, ngứa, tê khắp cơ thể nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân
  • Luôn có cảm giác cơ thể suy nhược, mệt mỏi, lừ đừ và không có sức sống
  • Tim đập không đều, khi nhanh khi chậm
  • Có cảm giác hồi hộp, căng tức lồng ngực, khó thở
  • Có cảm giác buồn nôn hay thường xuyên bị nôn không rõ nguyên nhân

Cách để xử trí tăng kali máu

Tuỳ vào mức độ tăng kali máu mà mỗi người bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau:

  • Đưa thuốc qua đường tiêm tĩnh mạch (IV): Nồng độ Kali trong máu tăng cao, cần điều trị bằng cách truyền calci qua đường tĩnh mạch nhằm giảm tính kích thích của cơ tim. Sau đó truyền Insulin tạo dòng di chuyển ion kali từ ngoài vào tế bào máu.
  • Kiểm soát các thuốc đang sử dụng: Một số loại thuốc huyết áp hay những loại thuốc khác đang được bạn sử dụng có thể làm tăng Kali trong máu. Hãy đi thăm khám để được tư vấn kỹ hơn về ngừng hay thay đổi thuốc.
  • Thuốc gắn Kali: Là loại thuốc có thể dùng hàng ngày giúp làm giảm lượng Kali dư thừa được dùng ở cả dạng uống và dạng thụt.
  • Chạy thận: Phương pháp này giúp thận loại bỏ lượng Kali dư ​​thừa ra khỏi máu.

Hạ kali máu

Hạ kali máu xảy ra khi nồng độ kali máu < 3.5 mmol/l.

Nguyên nhân hạ kali máu

Hạ kali máu có nhiều nguyên nhân, cụ thể:

  • Dùng thuốc lợi tiểu, thuốc này thường được kê đơn cho người bị huyết áp cao hay bệnh tim mạch.
  • Bị nôn, tiêu chảy hoặc kết hợp cả hai.
  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng quá mức.
  • Chế độ ăn uống hằng ngày không cung cấp đủ kali cho cơ thể.
  • Nghiện rượu.
  • Phẫu thuật giảm béo.
  • Biếng ăn.
  • Sau phẫu thuật cắt bỏ ruột non.
  • Bệnh bạch cầu, bệnh thận mãn tính,…

Triệu chứng của hạ kali máu

Các triệu chứng tụt kali bao gồm:

  • Kiệt sức, mệt mỏi, đau cơ.
  • Tim đập nhanh.
  • Ngứa, tê.
  • Đi tiểu nhiều và luôn cảm thấy khát nước.
  • Chuột rút cơ bắp
  • Táo bón.
  • Co cứng cơ, có đôi khi co giật.

Rối loạn nhịp tim là biến chứng đáng lo ngại nhất khi nồng độ kali hạ thấp.

Biện pháp điều trị hạ kali máu

Phân loại theo mức độ của triệu chứng để có biện pháp điều trị hạ kali máu:

– Ở mức độ nhẹ hoặc vừa phải (chỉ số kali máu 3 – 3.5 mEq/L), những người này thường không có triệu chứng hay chỉ có triệu chứng nhẹ. Họ sẽ chỉ cần uống kali dưới dạng viên hoặc dạng lỏng.

– Hạ kali máu mức độ nặng (chỉ số kali máu thấp < 3 mEq/L), nếu có kèm loạn nhịp tim hay các triệu chứng nặng khác, người bệnh cần được truyền kali tĩnh mạch. Ở trường hợp này, người bệnh cần nhập viện để theo dõi để tránh các vấn đề nghiêm trọng về tim.

– Với những người hạ kali máu cực nghiêm trọng và biểu hiện các triệu chứng rõ, họ sẽ phải sử dụng cả kali để truyền tĩnh mạch và uống.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về Chỉ số kali máu là gì cùng nhiều vấn đề liên quan khác. Mong rằng bài viết hữu ích với đọc. Tuy nhiên để biết rõ chính xác tình trạng kali máu của bản thân các bạn nên đi khám để được thực hiện đủ các chuẩn đoán cần thiết và sớm có phác đồ điều trị khi nồng độ kali máu bất thường.

Next Post

Chỉ số SpO2 là gì? Vai trò của chỉ số Spo2

Chỉ số Spo2 là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, bên cạnh 4 dấu hiệu khác đó là mạch, nhiệt độ, nhịp thở và huyến áp. Vậy thực chất chỉ số Spo2 là gì? Vai trò của chỉ số Spo2 thế nào? Hãy cùng chúng tôi […]
Chỉ số SpO2 là gì? Vai trò của chỉ số Spo2

You May Like