Sau khi tiến hành xét nghiệm máu, bảng kết quả sẽ là yếu tố giúp bạn xác định những bất thường trong cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đọc tất cả các chỉ số này, trong đó có chỉ số bạch cầu Mono. Vậy chỉ số Mono trong máu là gì? Xét nghiệm bạch cầu mono có ý nghĩa gì? Lời giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây.
Chỉ số Mono trong máu là gì?
Đọc thêm về: chỉ số got
Mono là tên của một loại tế bào bạch cầu hay thường được gọi là tế bào bạch cầu Mono. Cùng với tiểu cầu và hồng cầu, bạch cầu là thành phần giữ nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong máu.
Chúng đóng vai trò bảo vệ tế bào, ngăn chặn, tiêu diệt những yếu tố gây bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch của con người. Chính vì thế, để cơ thể luôn khỏe mạnh, bạch cầu phải phân bố khắp cơ thể, nơi nào có máu, nơi đó có bạch cầu.
Có 3 loại bạch cầu chính đó là bạch cầu hạt, đơn nhân và lympho. Mỗi loại sẽ đảm nhiệm một chức năng riêng biệt để đảm bảo sự sống cho các tế bào. Trong đó, bạch cầu Mono cũng tồn tại bên trong máu dưới dạng trong suốt có khả năng bảo vệ và đẩy lùi những tác nhân gây hại.
Ngoài ra, lách, hạch bạch huyết cũng là nơi có chứa tế bào bạch cầu Mono. Mono trong xét nghiệm máu là một chỉ số để đánh giá mức độ ổn định của tế bào bạch cầu trong máu.
Xét nghiệm bạch cầu mono có ý nghĩa gì?
Xem thêm: chỉ số gpt là gì
Nếu số lượng bạch cầu Mono trong máu tăng có thể do những bệnh lý sau:
- Rối loạn sinh tủy cũng làm số lượng bạch cầu mono tăng lên.
- Bệnh sốt rét.
- Cơ thể nhiễm khuẩn hoặc nhiễm vi rút gây bệnh.
- Bệnh chất tạo keo trong cơ thể.
- Có sự xuất hiện của khối u ác tính hoặc dấu hiệu của bệnh Hodgkin, u tủy, bạch cầu cấp dòng mono,…
- Hội chứng mất BC hạt cho nhiễm độc dị ứng.
Nếu kết quả xét nghiệm bạch cầu Mono giảm, có thể là triệu chứng những bệnh lý như sau:
- Bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng làm số lượng bạch cầu mono giảm sút.
- Bệnh suy tủy.
- Hệ thống miễn dịch suy giảm.
- Sức đề kháng yếu cũng là nguyên nhân làm bạch cầu mono giảm.
Những thông tin trên cho thấy việc thực hiện xét nghiệm bạch cầu Mono là vô cùng cần thiết. Đây là yếu tố quan trọng trong chẩn đoán và khoanh vùng bệnh lý giúp nhận định vấn đề sớm hơn và đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả. Nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu sụt giảm miễn dịch và dễ đau ốm hơn bình thường, bạn hãy đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và thực hiện xét nghiệm bạch cầu Mono theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Cách điều chỉnh tỷ lệ bạch cầu Mono cao
Tập luyện thể dục
Hãy dành ra ít nhất một tiếng để tập thể dục mỗi ngày. Điều này có thể giúp bạn loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể nhanh chóng. Bên cạnh đó còn làm tăng khả năng trao đổi chất trong cơ thể.
Khám sức khỏe định kỳ
Đây là điều được nhiều chuyên gia khuyến khích nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe hiện tại một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, nó cũng giúp bạn kịp thời phát hiện sớm các bệnh lý nghiêm trọng. Trong quá trình khám sức khỏe, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm bạch cầu Mono để đánh giá nó ổn định, tăng hay giảm. Qua đó, sẽ đưa ra kết quả phân tích máu chính xác, nếu có vấn đề các bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh lại cho phù hợp.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết. Nó không chỉ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tránh được các bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa, dạ dày, đại tràng mà còn giúp hạn chế sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn gây hại.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết giải đáp cho câu hỏi: Chỉ số Mono trong máu là gì? Xét nghiệm bạch cầu Mono có ý nghĩa gì? Để biết chính xác hơn về chỉ số bạch cầu Mono của mình có bình thường, ổn định hay không, bạn nên đến bệnh viện uy tín để thực hiện xét nghiệm bạch cầu Mono.