Chỉ số GI của thực phẩm là gì? Phân loại và cách đo lường GI

Hằng

Chế độ ăn uống với bệnh nhân tiểu đường dựa vào chỉ số GI để xác định thực phẩm hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thông tin liên quan về chỉ số GI của thực phẩm là gì? Các cách phân loại chỉ số GI hiện tại. Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này.

1. Tìm hiểu chỉ số GI của thực phẩm là gì?

Chỉ số GI là từ viết tắt của Glycaemic Index, cho biết về sự tăng đường huyết sau ăn của thực phẩm chứa bột đường. Những loại thực phẩm chứa bột đường mà chúng ta thường xuyên sử dụng bao gồm: cơm, bánh mì, bún với sữa công thức cho bé cũng chứa bột đường.

Chỉ số GI của thực phẩm ổn định trong cơ thể hơn
Chỉ số GI của thực phẩm ổn định trong cơ thể hơn

Chỉ số GI thực phẩm còn vượt xa về những “bữa ăn thiết kế để cải thiện lượng đường trong máu”. Thay vì việc phải đếm, tính toán tổng lượng carb của các loại thực phẩm, GI đo lường tác động thực tế đối với những loại thực phẩm đến lượng đường trong máu. Theo Healthy Foods, GI sẽ chia thành 3 loại: rất thấp, thấp, trung bình và cao.

>>> Xem thêm: Xét nghiệm chỉ số Ure máu là gì và quy trình xét nghiệm máu

2. Tầm quan trọng của chỉ số GI?

Qua nhiều nghiên cứu được chứng minh qua 15 năm vừa qua cho biết, thực đơn ăn uống chứa chỉ số GI thấp sẽ tác động rất lớn trong việc giảm mỡ, giảm cân. Đồng thời giảm một số nguy cơ về bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường tuýp 2, trầm cảm hoặc sỏi mật, tuyến tụy, u xơ tử cung, ung thư vú hay ruột kết.

Các thực phẩm chứa chỉ số GI cao thường sẽ tiêu hóa nhanh, khiến cho lượng đường trong máu thay đổi nhanh đột ngột. Điều đó sẽ khiến cơ thể bạn bị tích tụ nhiều mỡ, tăng cân, gây ảnh hưởng nhiều cho sức khỏe,…

Những thực phẩm có chỉ số GI thấp khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động từ từ,  hấp thụ chậm rãi. Do vậy, trong cơ thể luôn được duy trì lượng đường ổn định và insulin được sản sinh trong mức bình thường, tốt cho việc giảm cân, giảm mỡ đồng thời cải thiện sức khỏe cực kỳ tốt.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe, các nước công nghiệp phát triển cần tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Để duy trì sức khỏe tốt nhất thì mọi người cần chú ý chọn thực phẩm có GI thấp thay vì sử dụng đồ ăn nhanh, chiên rán hay quá nhiều tinh bột. Những thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm cho có thể.

3. Cách đo lường GI?

Chỉ số GI của thực phẩm chia làm 3 cấp độ sau:

– Chỉ số GI thấp: 0 – 55

– GI trung bình: 56 – 69

– GI cao: 70 trở lên

Như vậy, thức ăn khiến lượng đường huyết trong máu tăng nhanh thường có chỉ số GI cao trên 70, GI trung bình khoảng 56-69, GI thấp dưới 55 sẽ là những thực phẩm có đường huyết tăng chậm.

4. Phân loại chỉ số G I của thực phẩm?

Chỉ số G I thực phẩm được phân loại thành 3 cấp độ: thấp, trung bình hay cao. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, những loại thực phẩm chức lượng đường hấp thu nhanh sẽ có chỉ số GI cao. Nghĩa là, sau khi bạn ăn những loại thực phẩm đó sẽ khiến cho chỉ số đường glucose trong máu của tăng nhanh trong cơ thể, nhưng cũng sẽ giảm nhanh ngay sau đó. Ngược lại, những loại thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ rất tốt cho sức khỏe bởi lượng đường huyết sẽ tăng nhẹ, và sẽ giảm xuống rất chậm rãi, để tái tạo nguồn năng lượng ổn định, tốt cho sức khỏe và trí não.

Chỉ số GI thực phẩm cao, lâu dần ảnh hưởng đến sức khỏe
Chỉ số GI thực phẩm cao, lâu dần ảnh hưởng đến sức khỏe

Điều đó cực kỳ quan trọng với những trẻ có độ tuổi từ 1 tuổi trở lên, giúp cho trẻ được phát triển về cả tinh thần với thể chất. GI trong thực phẩm khi vào cơ thể trẻ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển về khả năng nhận thức của trẻ. Những loại thức ăn có chỉ số GI cao như: bánh mì, nước ngọt, kẹo ngọt khiến cho tốc độ cung cấp năng lượng diễn ra nhanh và cũng giảm nhanh. Từ đó tạo ra khoảng thời gian thiếu cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động của não bộ để hỗ trợ quá trình học của bé.

>>> Tìm hiểu thêm: Chỉ số Glucose máu là gì? Glucose bao nhiêu là bình thường?

Do vậy, bạn cũng có thể chọn một số thực phẩm có chỉ số GI thấp giúp bổ sung cho cơ thể năng lượng liên tục và kéo dài gồm có: các loại rau, ngũ cốc nguyên hạt, hay một số sữa ít đường. Khi bé được bổ sung năng lượng ổn định sẽ phát huy được khả năng học hỏi và ghi nhớ rất tốt.

Theo chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ “Bộ não của con người cần nguồn năng lượng từ đường Glucose để duy trì hoạt động chức năng phụ và cả quá trình học hỏi trong cuộc sống”. Cũng theo đó thì “Những loại thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ cung cấp lượng đường glucose ổn định hơn cho não để tăng khả năng tập trung hiệu quả hơn nhiều”.

(1), (2): thông tin được đăng tải tại Glycemicindex.com cho biết:

– Nhóm bột đường

+ Đậu xanh có GI=30

+ Khoai lang trắng có GI=45

+ Bún có GI=35

+ Ngũ cốc nguyên cám có GI=51

– Nhóm sữa

+ Một số loại sữa có GI=30

+ Yaourt có GI=35

– Nhóm rau củ

+ Rau củ, cà chua, cà tím có GI=10

+ Cà rốt tươi có GI=35

– Nhóm trái cây

+ Xoài có GI=5

+ Đường trong trái cây (fructose) GI=20

+ Nho tươi chua có GI=43

+ Bưởi có GI=22

+ Táo pomme có GI=39

+ Đào có GI=36

+ Cam trái có GI=43

+ Trái lê tươi có GI=53

Bài viết về chỉ số GI của thực phẩm trên đây giúp các bạn lựa chọn những loại thức ăn tốt cho cơ thể. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin khác liên quan nhé, chúc bạn sức khỏe!

Next Post

Xét nghiệm chỉ số Ure máu là gì và quy trình xét nghiệm máu

Xét nghiệm chỉ số Ure máu có tác dụng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về khái niệm và quy trình xét nghiệm máu như thế nào. Các bạn hãy cùng theo dõi để nắm được những thông tin quan trọng nhé. 1. Xét nghiệm Ure […]
Chỉ số ure máu cho biết những gì?

You May Like